Ẩn mã = Giấu thông tin + mã hóa.
Trước đây tôi đã có bài viết đó là "How to hide files in a jpg ." nếu các bạn thử thì thấy mắt thường không thể phát hiện được, nhưng dung lượng file sau ẩn tăng lên. Nhưng với công nghệ giấu tin tuân thủ theo chuẩn sẽ cho chúng ta điều hoàn toàn kỳ diệu, đó là dung lượng sau khi ẩn = dung lượng file gốc, Đó là chúng ta dùng số bit dư của file được giấu để ẩn các bít các file cần ẩn. Vậy trong môi trường nào thường chứa nhiều các bit dư , đó là các môi trường video, ảnh, audio... Nhưng quy tác chúng ta chỉ giấu được file đảm bảo =1/3 file được giấu. và chúng ta phải chọn thuật toán phù hợp.
So sánh mã hóa và giấu thông tin:
- mã hoá thông tin là phương pháp mã hoá khiến người khác dễ dàng nhận ra thông tin đã được mã hoá . Một khi những thông tin đã được mã hoá bị phát hiện thì nó lại trở thành mục tiêu cho kẻ tấn công, kẻ tấn công sẽ tìm mọi cách để triệt phá thông tin đã được mã hoá đó
- Giấu thông tin thì người ta sẽ khó biết được là có thông tin giấu bên trong phương tiện chứa hay không do tính chất ẩn của thông tin được giấu, ẩn mã tạo ra sự bất ngờ đối với kẻ tấn công . Đây chính là một ưu điểm nổi trội của phương pháp giấu tin.
Ngày nay một xu hướng mới là có sử dụng các kỹ thuật mật mã vào trong các kỹ thuật ẩn mã. Xu hướng này tạo ra sự an toàn cao hơn nhiều trong việc bảo đảm an toàn, bảo mật thông tin. Mật mã đảm bảo cho dữ liệu được bí mật, toàn vẹn và sẵn sàng hoạt động còn giấu tin tạo ra tính bất ngờ, tính chất ẩn của thông tin cần truyền đối với kẻ tấn công.
Có thể nhận thấy rằng quá trình ẩn mã bao gồm 2 quá trình chính đó là quá trình nhúng và quá trình lấy thông tin
- Vậy chúng ta có thể thực hiện ẩn mã
Một số yêu cầu đối với hệ thống ẩn mã
Tính bền vững: Thông tin được nhúng gọi là bền vững nếu sự có mặt của nó không gây ra sự khác biệt giữa môi trường giấu ban đầu với môi trường giấu đã chứa thông điệp mật. Thậm chí nếu kẻ tấn công biết được môi trường giấu có chứa thông điệp mật cũng không thể đọc được nội dung thông điệp mật, không thể gỡ bỏ hay phá huỷ nội dung thông điệp mật trừ khi phá huỷ cả môi trường giấu tin đó.
Tính trong suốt đối với các giác quan: Điều này dựa trên các đặc tính của hệ thị giác và thính giác của con người. Thông tin được nhúng là không thể nhận thấy nếu một người bình thường không thể phân biệt giữa vật môi trường giấu đã chứa thông tin và môi trường giấu ban đầu.
Tính không thể phát hiện: Không chỉ ở mức độ không thể phát hiện đối với các giác quan của con người, ở một mức cao thậm chí nếu kẻ tấn công sử dụng một số phương pháp tấn công cao hơn như các phân tích thống kê cũng không thể phát hiện được rằng môi trường giấu có chứa thông điệp mật ẩn chứa trong đó.
Tính an toàn: Một hệ thống ẩn mã thực sự được gọi là an toàn nếu kẻ tấn công với sự hiểu biết đầy đủ về thuật toán nhúng, về môi trường giấu có chứa thông điệp đã nhúng thông tin cũng không thể gỡ bỏ được thông tin đã được nhúng đó.
Hiệu suất ẩn mã: Hiệu suất ẩn mã chỉ lượng thông tin lớn nhất có thể được nhúng vào môi trường giấu và sau đó chắc chắn có thể lấy lại được lượng thông tin đó từ môi trường giấu đã nhúng thông tin.
Bài này tôi chỉ dùng lý thuyết, bài sau tôi đi vào thuật toán cụ thể.