Tổng lượt truy cập

Monday, September 27, 2010

Đánh giá website thương mại điện tử theo chuẩn

Năm nay là thời điểm của phát triển của ngành thương mại điện tử VN, nhưng trang web mua bán trực tuyến bắt đầu mọc lên như nấm, nhiều cơ quan tổ chức đã thấy được lợi nhuận của việc mua bán trực tuyến. Nhưng để có website chuẩn về thương mại điện tử chúng ta cần có tiêu chí để xây dựng. Hiện nay các site thương mại điện tử VN mới xây dựng dựa trên yêu cầu hiện tại, chưa theo chuẩn theo một chuẩn nào để đảm bảo được chất lượng cũng như về bảo mật .

- Hoàn thiện được sản phẩm thương mại điện tử, đáp ứng được nhu cầu trong thương mại điện tử.

- Đưa ra những sản phẩm tốt nhất , những website đảm bảo , nhằm nâng cao được số lượng cũng như chất lượng trong giao dịch.

Hôm nay tôi xin giới thiệu chuẩn để đánh giá site thương mại điện tử đó chính là ISO 9126.

ISO 9126 là một chuẩn quốc tế giành cho việc đánh giá sản phẩm phần mềm thương mại điện tử (hay chính là Website thương mại điện tử) , là một phương pháp phân loại và chia nhỏ những thuộc tính chất lượng, nhằm tạo lên những đại lượng đo đếm được để kiểm định chất lượng của một sản phẩm phần mềm. Nó được giám sát bới dự án ISO 25000: 2005 và đi kèm theo nó là một số khái đây là một chuẩn nó định nghĩa một mô hình chất lượng sản phẩm phần mềm , những đặc trưng về chất lượng và những quan hệ tính toán.

ISO/IEC 9126 có hai phần, nhưng chúng ta chỉ xét đến phần 1. (Nội dung chính của ISO)

Phần một của mô hình là ứng dụng của mô hình vào để đánh giá chất lượng bên ngoài và chất lượng bên trong của sản phẩm phần mềm. những phần khác là mô hình chất lượng được dự định để sử dụng trong một sản phẩm phần mềm. Những mô hình này có thể là một mô hình mẫu chất lượng của một sản phẩm phần mềm ở một giai đoạn nào đó của vòng đời sản phẩm phần mềm. Chất lượng bên trong của sản phẩm phần mềm đánh giá được nhờ xem xét những tài liệu chi tiết, việc kiểm tra mô hình hoặc nhờ vào sự phân tích mã nguồn của sản phẩm . Chất lượng bên ngoài có được phải xét đến nhờ tham khảo thuộc tính, tính năng của phần mềm, khă năng tương tắc của nó với môi trường trong đó chất lượng trong sử dụng tham chiếu đến chẩt lượng được nắm bắt bởi người dùng cuối cùng hay người sử dụng sản phẩm phần mềm trong một hoàn cảnh ,môi trường đặc biệt . Chất lượng của sản phẩm ở những giai đoạn khác nhau thì không hoàn toàn độc lập chúng vẫn ảnh hưởng , tác động qua lại lẫn nhau.

Như vậy dựa vào mà ta có thể cho biết được chất lượng của phần mềm cuối cùng ở giai đoạn phát triển của phần mềm. Mô hình ISO/IEC 9126 được đĩnh nghĩa giống như vậy nó bao gồm mô hình chất lượng bên trong và mô hình chất lượng bên ngoài . Mô hình dựa trên sáu đặc trưng

1 Tính năng(Functionality)

2 Độ ổn định hoặc khả năng tin cậy( Reliability)

3 Tính khả dụng (Usability)

4 Tính hiệu quả (Efficiency)

5 Khả năng duy trì (Maintainability)

6 Tính khả chuyển (Protability)

Đây là một mô hình đang được sử dụng đánh giá hiệu năng, năng xuất , độ an toàn và sự thỏa mãn…và những đặc trưng này bao quát nên toàn bộ chất lượng sản phẩm phần mềm. Trong ISO/IEC 9126 đại lượng đo lường sử dụng để đo, đánh giá những đặc tính của những đặc trưng. Trên thực tế ISO/IEC 9126 không hoàn toàn dùng để đánh giá chất lượng sản phẩm phần mềm nhưng có thể dựa vào những khía cạnh đặc trưng của nó để áp dụng đánh giá sản phẩm chất lượng phần mềm. Trong thương mại điện tử là các website.

Để đánh giá được một sản phẩm thương mại điện tử ta phải dựa vào 6 đặc trưng cơ bản của ISO/IEC 9126

a.Tính năng(Functionality)

Là một tập hợp những thuộc tính của sản phẩm dựa trên tính năng hoạt động của sản phẩm để đánh giá, là khă năng của sản phẩm cung cấp được các chức năng thỏa mãn các yêu cầu được xác định rõ ràng cũng như các yêu cầu không tường minh khi mà sản phẩm được sử dụng Trong những môi trường , hoàn cảnh cụ thể trong đó có các đặc tính sau:

- Tính phù hợp (Suitability)

- Tính chính xác (Accuracy)

- Khă năng tương tác (Interoperability)

- Tính bảo mât/an toàn (Security)

b.Tính ổn định/khả năng tin cậy (Reability)

Là tập những thuộc tính mô tả khả năng duy trì một mức độ đặc biệt của quá trình thực thi dưới những điều kiện khác nhau. Đặc trưng của khả năng tin cậy là sự chụi lỗi và tính khôi phục, tuy vậy những đặc tính mới như tính chắc chắn, và độ an toàn được thêm vào

Thành 4 đặc tính sau

- Tính hoàn thiện(Maturity)

- Khả năng chịu lỗi (Fault tokerant)

- Khả năng phục hồi (recoverability)

- Tính an toàn (Seurity)

c.Tính khả dụng (Usability)

Những thuộc tính mô tả đặc điểm dễ sử dụng hoặc thi hành một sản phẩm. trong đó nó chứa đựng những đặc tính nhỏ như

-Tính dễ hiểu làm cho người sủ dụng phải hiểu sản phẩm có tính năng gì có phù hợp với yêu cầu của mình không. .và hiểu ứng dụng của sản phẩm

-Tính dễ học là đặc tính mà đích của nó giúp người dùng phải hiểu được tại sao nó được định hình như thế, những tham số nào liên quan và chúng ảnh hưởng đến việc kiểm tra, người dùng phải bỏ ra ít thời gian, công sức để học cách sử dụng sản phẩm

-Tính dễ điều khiển giúp người dùng sử dùng và điều khiển chúng một cách dễ dàng

-Tính hấp dẫn (Attractiveness) là khả năng thu hút người sủ dụng sản phẩm , tạo cho người sủ dụng một cảm giác thoải mái khi sủ dụng sản phẩm.

d.Tính hiệu quả (Efficiency)

Là khả năng của sản phẩm cung cấp hiệu năng thích hợp nhằm tiết kiệm tối đăn tài nguyên và tăng cao được hiệu suất công việc trong điều kiện sử dụng nhẩt định. Dựa vào hai yếu tố đó là

- Thời gian xử lý (Time behavior)

- Khả năng tận dụng tài nguyên (Utilization Resource)

g.Khả năng bảo trì (Maintainability)

Là khả năng của sản phẩm cho phép sửa đổi , nâng cấp, bao gồm những sự sửa chữa , sự cải tiến hoặc sự thích ứng của sản phẩm để thay đổi cho phù hợp với môi trường và phù hợp với đặc trưng mới , những đặc tính tiêu biểu cho khă năng duy trì của sản phẩm

- Khẳ năng phân tích (Analysability)

- Khả năng thay đổi (Changeability)

- Tính ổn định (Stability)

- Khả năng kiểm thử (Testability)

h.Tính khả chuyển (Portability)

Thể hiện khả năng của sản phẩm có thể chuyển được tù ứng dụng này sang ứng dụng khác hay từ môi trường này sang môi trường khác những đặc tính để đánh giá tính khả chuyển của sản phẩm

- Khả năng thích nghi (Adaptabiliy)

- Khả năng cài đặt (Installability)

- Khả năng chung sống (Co-existence)

- Khả năng thay thế ( Replaceability)

2. Đánh giá chất lượng hệ thống thương mại điện tử

Tiêu chí 1 : Đánh giá một Website thương mại điện tử, dựa vào các tiêu chí sau:

1.Site map

Sự tồn tại của Site map là rất quan trọng trong một website thương mại . website phải được trình bày rõ ràng , phải thể hiện được những mối liên kết , cấu trúc của trang. Website phải phân biệt giũa những thể hiện như sản phẩm và dịch vụ . Một webstie có tính chính xác phải đảm bảo có được một sơ đồ cấu trúc thích hợp trong mỗi mẫu cây, giúp người dùng truy xuất thông tin một cách nhanh chóng, thể hiện được chiều sâu , và lợi ich của tìm kiếm thông tin sản phẩm bằng bản đồ vị trí.

2. Shoop

Là một tiêu chí được quan tâm rất nhiều trong một website thương mại , nó được thể hiện trong website thương mại, thể hiện được sản phẩm ,mức độ đa dạng của sản phẩm…..

3. Search Tool

Công cụ tìm kiếm giúp khách hàng hay bên giao dich tìm thấy thông tin sản phẩm, Nó đòi hỏi được tính chính xác và nhanh , áp dụng những tử khóa dễ tìm và dễ thấy.

4. Update time

Thời gian cập nhập hay truy xuất vào một trang website thương mại

Có ba tiêu chuẩn a .T<= 30 sec

b. 30 <= T< = 60 sec

c. T>= 60 sec

5. Colors

Màu cũng là một yếu tố cơ bản để đánh giá một Website , nó được lựa chọn khi thiết kế giao diện của Website thương mại

6. Product Presentation

Sự hiện hữu của sản phẩm ,sản phẩm phải được cung cấp đầy đủ các thông tin bằng hình ảnh hay thông tin text, âm thanh…

7. Payment methods

Phải thể hiện được phương đa phương thức như có thể thanh toán bằng thẻ, bằng tiền mặt , hay dần. cách thức thanh toán phải được đảm bảo nhanh gọn, an toàn và chính xác

8. Browsing to the main page

Yếu tố này giúp trang website có số lượng người biết đến nhiều nhất, cách thể hiện giúp khách hàng hay người giao dịch tìm tới main page một cách nhanh nhất.

9. Multili language :

Yếu này giúp website được nhiều người biết đến và đáp ứng được mọi giao dịch không giới hạn ở một quốc gia

10. Purchasing offers and discounts

Chiết khấu trong mua bán

11. Products shipment

Cách thức xuất vận sản phẩm

Tiêu chí 2 : Đánh giá một Website thương mại điện tử dựa trên các tiêu chí sau:

Tiêu chí

Nội dung

Trọng số

2

Các yếu tố kỹ thuật

20

3

Những nội dung cần công bố

30

4

Phương thức kinh doanh

30

5

Giải quyết tranh chấp va bảo mật thông tin

20

Tổng Cộng 100

Trọng số biểu thị mức độ quan trọng của tiêu chí

· Các yếu tố kỹ thuật:

1 Thời gian tải các website bằng modem thông thường

2 Cấu trúc của website

3 Bố trí các liên kết trong website

4 Công cụ tìm kiếm trong nội bộ website

5 Thông số an toàn của website

· Những nội dung cần công bố:

1 Thông tin liên hệ và giới thiệu về người người quản lý website và

website

2 Các điều kiện và điều khoản quy định cách thức kinh doanh trước

khi tiến hành giao dịch

3 Thông tin giới thiệu , mô tả về hàng hóa , dịch vụ

4 Thông tin về chi phí , giá cả , lệ phí

· Phương thức kinh doanh:

1 Cho phép khách hàng xem xét , điều chỉnh đơn đặt hàng

2 Xác nhận các đơn đặt hàng

3 Hệ thống thanh toán an toàn , dễ sử dụng

4 Giao hàng hóa và dich vụ theo thời gian và điều kiện thỏa thuận

· Giải quyết tranh chấp và bảo mật thông tin:

1 Chính sách riêng cho việc sử lý và giải quyết khiếu lại , tranh chấp

2 Chính sách bảo vệ thông tin của khách hàng

IV. Tìm hiểu một mô hình đánh giá chất lượng của hệ thống thương mại điện tử

1.Tóm tắt:

Theo tiêu chuẩn ISO 9126 thì chất lượng phần mền gồm 6 nhân tố chất lượng, hoạt động, tin cậy, tiện lợi, hiệu quả, khả dụng, duy trì và tính khả chuyển. Những công việc tương tự liên quan đến hệ thống thương mại điện tử, thường xuyên xem xét đến nhân tố chất lượng của tính khả dụng là nhân tố quan trọng nhất của chất lượng phần mền. Tuy nhiên tính khả dụng không phải là nhân tố duy nhất trong chất lượng thương mại điện tử, những nhân tố chất lượng của tính hoạt động, sự tin cậy và hiệu quả cũng cộng tác với sự thỏa mãn người dùng. Nhấn mạnh vai trò quan trọng của nhân tố đối với việc thỏa mãn nhu cầu người dùng.

2, Chất lượng trong hệ thống thương mại điện tử

Từ người dùng tác động qua một giao diện mạng, điều này hiển nhiên chất lượng thương mại điện tử có liên quan tới chất lượng những trang Web và những dịch vụ được cung cấp tới người dùng cuối. Nó được tranh luận rằng chất lượng những hệ thống thương mại điện tử có liên quan đến 4 nhân tố chất lượng, tính hoạt động, sự tiên cậy, tính khả dụng, và hiệu quả. Nó đánh giá và đề cập bằng vai trò đặc trưng của những hệ thống thương mại điện tử liên quan đến các nhân tố chất lượng trên.

2.1 Tính hoạt động

Tính hoạt động quy vào tập hợp những chức năng và những thuộc tính xác định trạng thái yêu cầu thỏa mãn của người dùng. Điển hình mức dưới nó là tính thích hợp, sự chính xác, tính vận hành và sự an toàn. Khi chúng ta dựa vào định nghĩa thì hiển nhiên rằng nhân tố chất lượng tính hoạt động có thể liên quan tới những đặt trưng cơ bản của hệ thống thương mại điện tử.

Một số đặc trưng kèm theo. Tên Web_site thương mại điện tử và thời gian ảnh hưởng của Web_site, đây là nơi tạo ta những ấn tượng đầu tiên cho người dùng, Web_site là nơi mọi người đều có thể trình duyệt cũng là nơi mà mọi người có thể ghé thăm, một giao diện hấp dẫn, tính tương thích với tất cả chương trình duyệt, nó phải hỗ trợ nhiều thứ tiếng, chứa thông tin chính xác.

Hơn nữa, sự chuẩn bị Shoop, Site map, cũng như các cơ chế chức năng. Đồng thời những list hàng cho phép người dùng tạo ra một danh sách hàng mình cần mua, như vậy sẽ tiết kiệm thời gian và công sức. Phương tiện quan trọng khác cho người dùng là Search Tool khả năng tìm kiếm thông tin phải chính xác và thời gian nhanh, tính sẵn sàng của dịch vụ, kỹ nghệ tìm kiếm ( search engine ) để chọn loại hàng hóa phù hợp và giảm bớt thời gian tìm kiếm, nhưng để có tìm kiếm hiệu quả cần có thao tác tìm kiếm search engine và khả năng Site map. Đặc trưng cơ bản khác của thương mại điện tử là thủ tục thanh toán. Ở đó có nhiều phương pháp thanh toán như là: tiền tệ và thẻ điện tín dụng …, kiểm tra thanh toán điện tử. Trong mọi phương pháp thanh toán tham số quan trọng nhất là sự an toàn. Thường xuyên trả lời những câu hỏi (FAQs), hoặc những phương tiện truy nhập đến gian hàng thương mại điện tử cần phải bao gồm trong một hệ thống chức năng thương mại điện tử. Hơn nữa một dịch vụ trợ giúp, chức năng cung cấp tất cả các loại thông tin và những hướng dẫn sử dụng công cụ trong gian hàng. Và những tính năng nhận ra người dùng khi họ đăng nhập lại trang Web, cũng như sự chuẩn bị phụ vụ gian hàng ưu thích cho những người thường xuyên ghế thăm và bảo đảm thỏa mãn yêu cầu của của người dùng.

2.2 Tính tin cậy

Nhân tố chất lượng của sự tin cậy là cái nền cho tập hợp những thuộc tính khả dụng của phần mền tới sự bảo trì thực thi ngang mức, dưới mọi điều kiện trạng thái, một giai đoạn thời gian. Điển hình mức dưới của tin cậy là tính cẩn thận, khả năng chịu lỗi và tính phục hồi. Sự tin cậy của thương mại điện tử liên quan đến sự chính xác của thông tin ( văn bản, những hình ảnh,…) cung cấp những sản phẩm dịch vụ cũng như sự chặt chẽ của dịch vụ ( danh sách gian hàng, nơi chứa hàng, sự tìm kiếm). Hệ thống thương mại điện tử đáng tin cậy khi nó khôi phục được những giao diện người dùng, thậm chí ngay cả trong trường hợp hệ thống hỏng hóc. Quan trọng nhất sự tiên cậy cảu hệ thống thương mại điện tử là sự an toàn giao dịch tài chính điện tử. Năm thành phần an toàn xác định trong giao dịch điện tử liên quan, đó là tính bí mật, sự chứng thực, sự điều khiển truy nhập, trách nhiệm và sử dụng dữ liệu. Để đáp ứng những mục đích trên những phương tiện như chứng chỉ số và giao thức an toàn đã được tạo ra, vai trò là bảo đảm sự an toàn cho những giao dịch đã nêu trên, cũng có nghĩa sử dụng những phương pháp mã hóa, bảo đảm sự tin cậy của hệ thống thương mại điện tử, để bảo đảm sự an toàn giao dịch thậm chí trong trường hợp sự hệ thống hỏng hóc.

Đặc trưng quan trọng khác đó là hệ thống thương mại điện tử cần phải bảo vệ tính riêng tư cá nhân cho người dùng. Những người dùng họ có thể giới hạn thông tin cá nhân của mình (chúng ta mua hàng như thói quen, hoặc những về tài nguyên tài chính cảu họ). Có thể cho phép người khác tiết lộ những thông tin cá nhân, khi họ có sự truy nhập thông tin và chủ động, hoặc có thể muốn thêm một số thông tin vào một bản ghi cá nhân. Một hệ thống thương mại đáng tin cậy phải cung cấp khả năng hoạt động được như vậy.

2.3 Tính khả dụng

Tính khả dụng được định nghĩa như một tập hợp những thuộc tính mà được sinh ra để sử dụng và đánh giá riêng lẻ sự sử dụng. Điển hình mức dưới của tính khả dụng là tính chịu lỗi, tính khả năng hiểu và tính khả năng thực hiện. Cơ sở định nghĩa cho tính khả dụng là nhân tố chất lượng của tính khả dụng có liên quan đến đặc trưng của những hệ thống thương mại điện tử, như sự chuẩn bị nội dung của trang Web_site sao cho có nhiều thông tin chính xác, cũng như sự chuẩn bị thumbnails, Những video, hình ảnh giới thiệu sản phẩm cần giao bán, đồng thời giao diện cần gây chú ý cho người dùng và được hướng dẫn rõ ràng. Đặc trưng quan trọng khác liên quan đến tính khả dụng là sự truy nhập tới Web_site cần phải đơn giản và dễ ràng. Hơn nữa sự chuẩn bị hiệu quả những dịch vụ Shoop, danh sách những sản phẩm, site map, những biện pháp thanh toán tiền….Bảo đảm những người dùng thiếu kinh nghiệp cũng có thể vào sử dụng dịch vụ một cách dễ ràng thông qua hướng dẫn rõ ràng. Một hệ thống thương mại cần phải được cập nhập đều đặn, những sản phẩm mới cần phải được liệt kê.

2.4 Tính hiệu quả

Là khả năng của sản phẩm cung cấp hiệu năng thích hợp nhằm tiết kiệm tối đa tài nguyên và tăng cao được hiệu suất công việc trong điều kiện sử dụng nhất định. Dựa vào hai yếu tố đó là

- Thời gian xử lý (Time behavior)

- Khả năng tận dụng tài nguyên (Utilization Resource)

3.Mô hình chất lượng

Mô hình chất lượng của hệ thống thương mại điện tử, nó gồm 3 mức phân biệt rõ ràng. Mức cao là gồm có những đặc trưng hệ thống thương mại có liên quan đến chất lượng, mức giữa gồm những đặc trưng của hệ thống liên quan đến những dịch vụ cung cấp, nhưng không quan trọng như ở mức cao, cuối cùng mức thấp bao gồm những đặc trưng ít quan trọng. Tất cả ba mức đó ta đặc theo thứ tự là 1,2,3 tương ứng. Một sự phân tích ngăn gọn theo mô hình sau

Những đặc trưng của hệ thống thương mại điện tử

Những nhân tố chất lượng liên quan

Dễ Truy nhập trang web thương mại điện tử

Hiệu quả, tính khả dụng và tính hoạt động

Dễ lưu thông

tính hoạt động và tính khả dụng

Sự phù hợp với hồ sơ của người dùng

Hiệu quả, tính hoạt động và tính khả dụng

Dịch vụ tìm kiếm và kỹ nghệ tìm kiếm

Tính hoạt động, tính khả dụng và tính tin cậy

Dễ thoát và có khả năng phục hồi

Tính hoạt động

Dịch vụ trợ giúp hữu ích

Hiệu quả, tính hoạt động, tính khả dụng

Dịch vụ Shoop

Tính hoạt động và tính khả dụng

Liệt kê danh sách hàng điện tử

Tính hoạt động và tính khả dụng

Giao dịch tin cậy và an toàn

Tính hoạt động và tính tin cậy

Giao thức an toàn Set và SLS

Tính tin cậy

Thông tin chính xác về các sản phẩm

Tính tin cậy

Có định hướng phân phối sản phẩm

Hiệu quả và tính khả dụng

Chuyển đổi và thanh toán tài chính

Tính tin cậy

Chấp nhận dịch vụ yêu cầu trả lại sản phẩm

Tính khả dụng, tính hoạt động

Web_site phải hợp pháp và tin cậy

Tính tin cậy

Đặc trưng mức cao của hệ thống thương mại điện tử

Mức cao

Mức này gồm những dịch vụ cơ bản của hệ thống thương mại điện tử, Vd: truy cập trang Web thương mại điện tử, có rất nhiều người truy cập lướt Web. Vì vậy để Web tạo ra ấn tượng cho người dùng lần đầu tiên là rất quan trọng. Hơn nữa, những dịch vụ điện tử như mua hàng vận chuyển hàng, danh sách hàng, tìm kiếm có liên quan đến tính hoạt động, hiệu quả và tính khả dụng của những hệ thống thương mại điện tử. Nhân tố quan trọng khác là, cần phải tạo ra sự tin tưởng cho người dùng, sự tin cậy của hệ thống và sự cung cấp an toàn. Bởi vậy, người dùng chờ đợi những Web_site phù hợp với những giao dịch và những dịch vụ họ cần.

Mức trung

Mức giữa gồm những dịch vụ, như biên dịch nhiều thứ tiếng, hồ sơ của Công ty, site map, hậu quả và tác nhân của FAQs. Để tăng thêm một bậc yêu cầu và tính khả dụng của hệ thống thương mại điện tử, nhiều dịch vụ cung cấp cho người dùng như dịch vụ trợ giúp xây dựng mối quan hệ với những khách hàng, cơ sở trên sự sáng tạo và tin cậy của những hệ thống.

Những đặc trưng của hệ thống thương mại điện tử

Những nhân tố tác động liên quan

Trình duyệt ra nhiều thứ tiếng

Tính hoạt động, tính khả dụng, sự tin cậy.

Cung cấp hồ sơ của công ty

Tính hoạt động, sự tin cậy

Dịch vụ tốt và hướng vào những người dùng một cách nhanh chóng

Tính hoạt động, tính khả dụng

Dịch vụ tìm kiếm thay thế

Tính hoạt động, tính khả dụng

Dịch vụ đặt bản đồ

Tính khả dụng

Sự luân phiên trình bày sản phẩm, hình ảnh, và đa phương tiện

Tính hoạt động, tính khả dụng

Sự lôi cuốn của giao diện

Tính khả dụng

Phân loại ra tình loại sản phẩm

Tính khả dụng và tính hiệu quả

Giao dịch trực tiếp với nhân sự của công ty

Tính hoạt động

Hậu quả tác nhân của FAQ

Tính hoạt động

Thanh toán bằng nhiều hình thức như trao đổi..

Tính khả dụng và tính hoạt động

Hình 9: đặc trưng mức giữa của hệ thống thương mại điện tử

Mức thấp

Bao gồm những dịch vụ những phương tiện tập trung vào sự cải tiến những yêu cầu người dùng và chấp nhận tất cả tính khả dụng và hiệu quả, cho phép người dùng lựa chọn khi nhìn và những sản phẩm mà sử dụng những thuộc tính khác nhau (màu, kích thước,..) và sự biểu diễn sản phẩm trên những nền màu. Những đặc trưng mức thấp đã nêu lên có liên quan đến thẫm mỹ giao diện của thương mại điện tử.

Những đặc trưng của hệ thống thương mại điện tử

Những nhân tố tác động liên quan

Thông báo cho khách hàng biết sản phẩm mới bằng email

Tính hoạt động và tính khả dụng

Sự bán hàng giao nhau

Tính hoạt động và tính khả dụng

Mẫu miêu tả của quan niệm sản phẩm

Tính hoạt động và tính khả dụng

Khả năng trả lại sản phẩm

Tính khả dụng

Thông báo cảm ơn sau mỗi lần mua sắm.

Tính khả dụng

Sự đa dạng của màu và đồ họa

Tính khả dụng

Bảng 10 : đặc trưng mức thấp của hệ thống thương mại điện tử

4. Xây dựng mô hình đánh giá dựa trên công cụ MSBNx

4.1 giới thiệu MSBNx

MSBNx chính là phần mền xây dựng hỗ trợ tính toán BBNs (Bayesian Belief Networks ). (BBNs) còn gọi là Bayesian Networks (BNs) hay Belief Networks (BNs) được phát triển đầu tiên vào cuối những năm 1970s ở Đại học Stanford [1]. BBNs là mô hình đồ thị (graphical model) thể hiện mối quan hệ nhân – quả (cause – effect) giữa các biến. BBNs chủ yếu dựa trên lý thuyết xác suất có điều kiện hay còn gọi là lý thuyết Bayes (Bayesian theory, hay Bayes’ theory). Chính vì thế, kỹ thuật này có tên gọi là Bayesian Belief Networks (BBNs). BBNs còn là một dạng của biểu đồ tương tác (influence diagram), kết hợp hài hòa giữa lý thuyết xác suất và lý thuyết đồ thị để giải quyết hai vấn đề quan trọng: tính không chắc chắn và tính phức tạp, được ứng dụng rộng rãi trong toán học và kỹ thuật [2].

un

Hình 12: mô tả mạng BBNs

4.2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT

4.2.1. Công thức Bayes

BBNs dựa trên lý thuyết xác suất có điều kiện của Thomas Bayes, ông này đã đưa ra qui luật cơ bản của xác suất, do đó gọi là công thức Bayes [4]. Công thức đơn giản nhất như sau:

P(A/B) = P(B/A)x * P(A)/P(B)

Trong đó: A và B là hai sự kiện có thể xảy ra và phụ thuộc với nhau. P(A) là xác suất của sự kiện A; P(B) là xác suất của sự kiện B; P(B/A) là xác suất có điều kiện của B khi biết trước A đã xảy ra; và P(A/B) là xác suất có điều kiện của A khi biết trước B đã xảy ra.

Một số mô hình sủ dụng MSBNx để đánh giá

4.2.2 Cấu trúc mạng BBNs

BBNs là mô hình trực tiếp mà mỗi biến được đại diện bởi một nút (node), mối quan hệ nhân quả giữa hai biến đó được biểu thị bằng mũi tên được gọi “edge”. Mũi tên hướng từ nút nguyên nhân “parent node” đến nút kết quả “child node”. Nút kết quả phụ thuộc có điều kiện vào nút nguyên nhân. Mỗi nút (hay là biến) có một trạng thái (state) tùy thuộc đặc trưng của biến đó. Cụ thể, theo sơ đồ 2, nút “tuyết rơi” là nút nguyên nhân ảnh hưởng đến nút kết quả “tình trạng con đường” và chúng có những trạng thái tương ứng [3].

Trong quản lý dự án xây dựng, cấu trúc BBNs trình bày ở sơ đồ 3 thể hiện ảnh hưởng của “chủ đầu tư khó khăn về tài chính” đến “sự chậm trễ tiến độ công

4.2.3 Bảng xác suất có điều kiện (CPT)

Mỗi nút luôn được gắn với một bảng xác suất có điều kiện (conditional probability table: CPT) dựa vào những thông tin ban đầu hay dữ liệu, kinh nghiệm trong quá khứ. Ví dụ, mạng BBNs trong sơ đồ 2, CPT của các biến như sau (Bảng 1) [3]:

Theo bảng trên, ta thấy: “nếu tuyết rơi (Precipitation) ở trạng thái nhẹ (Light) thì khả năng (hay xác suất) để con đường (Road Conditions) có thể đi qua được (Passable) là 90%; và không thể đi qua được (Impassable) là 10%” [3].

Trong BBNs, nút mà không có nguyên nhân ( no parent) gây ra nó thì gọi là nút gốc (root node). CPT của nút này gọi là xác suất ban đầu (prior probability). Theo sơ đồ 2, CPT của nút Precipitation (Hình 2) [3]:


4.2 Bước xây dựng mạng BBNs dùng MSBNs

- Xác định các biến và trạng thái của chúng để đưa vào mô hình.

- Xác định mối quan hệ “nhân– quả” giữa các biến dựa vào suy luận logic, dữ liệu quá khứ…

- Lập bảng xác suất có điều kiện (CPTs) ứng với mỗi sự kết hợp của biến nguyên nhân và bảng xác suất ban đầu của chúng. CPTs có thể xác định từ kinh nghiệm của chuyên gia, hoặc từ kết quả của mô hình khác…

- Sau khi đã lập CPTs, đưa vào phần mềm để tính toán.

Giả sử ta có các CPTs như sau:

1- CPT của nút “Cloudy”:


2- CPT của nút “Spinkler”:

Parent nodes

Child node

Cloudy

Sprinkler

True

True

0.10

Fasle

0.90

Fasle

0.50

0.50

3- CPT của nút “Rain”:

4- CPT của nút “Wet Grass”:


Các bảng xác suất có điều kiện CPTs được đưa vào phần mềm MSBNX như sau:

Các bảng xác suất có điều kiện CPTs được đưa vào phần mềm MSBNX như sau:



Kết quả được thể hiện bằng mô hình và các xác suất tương ứng ở sơ đồ 6. Dựa vào đó, ta thấy rằng, xác suất để cho biến “WetGrass” ở trạng thái “True” là 0.6471 và ở trạng thái “Fasle” là 0.3529.

Sơ đồ 6: Kết quả sau khi dùng phần mềm MSBNX để giải mạng BBNs ở sơ đồ 1a.

Mô hình giới thiệu trong phần này tập trung vào sự đánh giá chất lượng những hệ thống thương mại điện tử. Phương pháp đánh giá dựa và những đặc trưng những hệ thống thương mại điện tử, cơ sở cho hành động đánh giá dựa vào sự phân tích của chuẩn ISO 9126

Mô hình này sử dụng cho cả hai sự trợ giúp, giúp cho những chuyên gia đánh giá chất lượng hệ thống thương mại điện tử, đồng thời để cung cấp hướng dẫn và sự chuẩn bị khảo sát tập trung vào người dùng hệ thống thương mại điện tử.

Sự diễn giải mô hình:

Mô hình được thể hiện trong bào báo này sủ dụng Blief Network cốt để mô hình hóa các nhân tố chất lượng của các hệ thông thương mại điện tử. mô hình này dựa trên tiêu chuẩn chất lượng ISO 9126 và đặc biệt nó phụ thuộc vào các đặc tính chất lượng và những đặc tính phụ mà trực tiếp liên quan đến chất lượng được đánh giá bởi người sử dụng cuối cùng . những đặc tính chất lượng này là : tính chức năng, tính khả dụng, độ tin cậy và hiệu xuất.

Mô hình số học này dựa vào Bayesian Networks , là một nguyên lý được phát triển bởi nhà toán học Thomas bayes . the Bayesian Networks là mô hình đồ họa trong đó các nút thể hiện các biến số và các mũi tên có hướng thể hiện mối quan hệ giữa các nút. Trong các mạng bayes nút mà mũi tên xuất phát gọi là nút “ Cha ” nút mà mà chỉ đích đến là nút “ Con”. Vì thế, mạng lưới bayes là mạng lưới đồ họa miêu tả các mối quan hệ tính xác suất giữa các biến số, cốt để xác định mối quan hệ giữa các biến số, đầu tiên các xác suất phụ thuộc mà miêu tả mối quan hệ giữa các biến số phải được xác định cho mỗi nút. Nếu các giá trị của mỗi biến là đặc trưng thì các biến số của các biến phải được miêu tả trong một bảng xác suất nút, bảng này thể hiện xác suất mà một nút con được chỉ định một giá trị nào cho mỗi sự kết hợp của các giá trị có thể của các nút bô mẹ . ví dụ nếu có Một nút con A và hai nút cha B, C thì sẽ phản ảnh xác suất P(A/B,C) cho tất cả các sự kết hợp xảy ra của A,B,C

Mạng lưới của mô hình này bao nhiều nút bởi vì cấu trúc của tiêu chuẩn chất lượng ISO 9126 nên Bayesian Networks thể hiện như một cái cây gốc của cây chính là nút. Chất Lượng mà thể hiện tổng thể chất lượng hệ thống thương mại điện tử, nút này được liên kết tới 4 nút, mỗi nút thì sẽ có liên kết những đặc tính nhỏ. Hơn nữa mỗi nút đặc tính chất lượng này được liên kết với chất lượng nhỏ tương ứng, theo ISO 9126 . Cuối cùng , cứ mỗi một nút của những nút chất lượng nhỏ này được liên kết thông qua các nút trung gian hoặc đối với những nút lá bao gồm các đặc tính của các hệ thống thương mại điện tử . sự diễn giải có tính đồ họa của một phần mạng lưới được họa trong

Các nút lá có thể được đo lường mà không cần đến tính khách quan,

bởi vì chúng tự trả lời các câu hỏi đối với người sử dụng, liệu có một đặc tính thương mại cụ thể tồn tại trong hệ thống hay không . kết quả là chúng sử dụng giá trị 0 hoăc 1 . tất cả các nút trung gian được cụ thể hóa bới ba giai đoạn tốt, trung bình, yếu trừ nút trung tâm thì sẽ cụ thể hóa bằng hai giai đoạn tốt và yếu. Trong mô hình này tất cả các giai đoạn có thể xảy ra của mỗi nút trung gian sẽ sử dụng các giá trị xác suất mà thay đổi từ 0 dến 1 các xác suất của mô hình này được dựa trên dữ liệu từ các nghiên cứu hệ thống mô hình thương mại điện tử trước ( Stefami 2001 )

Sử dụng mô hình có thể chuyển tiếp hoặc quay lại . trong sử dụng chuyển tiếp , người sử dụng sẽ chèn các minh chứng và các nút lá cốt để đánh giá chất lượng tổng thể của hệ thống thương mại điện tử . theo cách này mô hình dự đoán chất lượng hệ thống và cá tính hóa nó bởi vì good and poor cũng cung cấp các giá trị xác suất tượng ứng , trong khi đó sự sử dụng quay lại cung cấp các đánh giá theo các nút lá hoặc trung gian khi giá trị của nút bố mẹ được xác định .

Mô hình này cũng được phân biệt bởi những đặc tính linh động của nó . nói cách khác các bảng xác suất nút có thể luôn luôn được kiểm tra lại bởi người sử dụng trong khi các kết quả xuẩt phát từ ứng dụng của nó có thể được sử dụng để cái tiến liên tục đóng góp cho việc nâng cấp .phiên bản hiện tại của mô hình với những cấu trúc sử dụng đơn giản luôn có sẵn trên website của nhóm nghiên cứu chất lượng sản phẩm phần mềm của đại học mở Hellnenic

V. KẾT LUẬN

Hệ thống TMDT rất quan trọng đối với tổ chức: Vì vậy phát triển theo chuẩn đó là nòng cốt vững bền cho một tổ chức phát triển. Nếu bạn có nhu cầu đánh giá tôi có thể giúp bạn: liên hệ với Mysun

Tài liệu tham khảo

C22 - Greek vs. International E-C Systems.pdf

C18 - A Model for Assessing the Quality of E-Commerce Systems.pdf

J02 - Measuring Perceived Software Quality (pre-p)_2.pdf

Applying the ISO 9126 Quality Model to Test Specifications

Exemplified for TTCN-3 Test Specifications

C25 - Experimental Based Tool Calibration.pdf

C11 - CESM A Perceived Software Quality Assesment Tool.pdf

Tài liệu tìm thêm :

Quality-Standards.pdf

ISO IEC 15288.pdf

ISO9126.pdf