Tổng lượt truy cập

Friday, October 1, 2010

Epayment_Paypal

Việc thanh toán qua paypal khi bạn mua trực hoàng trực tuyến, rất thuận tiện và đảm bảo an ninh Tôi cũng từ mua hàng là các tên miền bên các nước như Mỹ, Thái Lan, Lào, Campuchia qua dịch vụ paypal này. Để thanh toán được bạn cần có thẻ tín dụng ngân hàng cho thanh toán trực tuyến. Các bạn có thể hiểu cách hoạt động paypal qua bài sau:

Tổng quan về thanh toán điện tử

Thanh toán trực tuyến là một trong những vấn đề cốt yếu của TMĐT. Thiếu cơ sở hạ tầng thành toán, chưa thể có thương mại điện tử theo đúng nghĩa của nó.

Thanh toán truyền thống

Yêu cầu của hệ thống thanh toán truyền thống là tin cậy, toàn vẹn và xác thực.

Tiền mặt là phương tiện thanh toán truyền thống phổ biến nhất với các ưu điểm: Tiện lợi, dễ sử dụng và mang theo với số lượng nhỏ. Được chấp nhận rộng rãi. Nặc danh: người thanh toán không cần khai báo họ tên. Không có chi phí sử dụng. Không thể lần theo dấu vết của tiền trong quá trình sử dụng. Tuy nhiên tiền mặt dễ bị mất, cồng kềnh khi mang với số lượng lớn, khó kiểm đếm và quản lí.

Các phương tiện thanh toán truyền thống khác gồm có séc, ngân phiếu thanh toán, thẻ ghi nợ, thẻ tín dụng. Các thẻ tín dụng (credit card) cung cấp một khoản tín dụng tại thời điểm mua hàng, các giao dịch thanh toán thực tế xảy ra sau đó.

Thẻ ghi nợ kết nối với một tài khoản tiền gửi không kì hạn. Các giao dịch sẽ rút tiền từ tài khoản này. Hiện tại thanh toán bằng thẻ tín dụng rất phổ biến ở các nước phát triển.

Thẻ tín dụng và các hình thức tương tự góp phần làm giảm nhu cầu về vốn lưu động, giảm rủi ro, có khả năng thanh toán toàn cầu, lưu trữ số liệu, dễ giải quyết tranh chấp, có độ tin cậy cao. Thanh toán sử dụng thẻ tín dụng có chi phí cao. Mặt khác cũng có một và rủi ro đối với ngân hàng phát

hành thẻ, ngân hàng thanh toán và cơ sở chấp nhận thanh toán.

Séc là loại hành thanh toán truyền thống phổ biến. Đó là tài liệu viết (hoặc in) và được giao cho người bán hàng yêu cầu tổ chức tài chính chuyển một khỏan tiền cho bên có tên ghi trong séc. Thời gian xử lí séc dài và chi phí xử lí cao.

Chuyển khoản là việc chuyển tiền trực tiếp giữa các ngân hàng. Lệnh chi là hình thức thanh toán giống như séc nhưng khác ở chỗ việc thanh toán được đảm bảo bởi bên thứ 3. Lệnh chi tránh được rủi ro, đảm bảo tính nặc danh.

Định nghĩa về thanh toán điện tử.

Theo báo cáo quốc gia về kỹ thuật Thương mại điện tử của Bộ thương mại, “thanh toán điện tử theo nghĩa rộng được định nghĩa là việc thanh toán tiền thông qua các thông điệp điện tử thay cho việc trao tay tiền mặt.”

Theo nghĩa hẹp, thanh toán trong Thương mại điện tử có thể hiểu là việc trả tiền và nhận tiền hàng cho các hàng hoá, dịch vụ được mua bán trên Internet.

Hình 2 : Mô hình thanh toán điện tử

Lợi ích chung

- Hoàn thiện và phát triển thương mại điện tử

Xét trên nhiều phương diện, thanh toán trực tuyến là nền tảng của các hệ thống thương mại điện tử. Sự khác biệt cơ bản giữa thương mại điện tử với các ứng dụng khác cung cấp trên Internet chính là nhờ khả năng thanh toán trực tuyến này. Do vậy, việc phát triển thanh toán trực tuyến sẽ hoàn thiện

hóa thương mại điện tử, để thương mại điện tử được theo đúng nghĩa của nó.

- Các giao dịch hoàn toàn qua mạng

Người mua chỉ cần thao tác trên máy tính cá nhân của mình để mua hàng, các doanh nghiệp có những hệ thống xử tiền số tự động. Một khi thanh toán trong thương mại điện tử an toàn, tiện lợi, việc phát triển thương mại điện tử trên toàn cầu là một điều tất yếu với dân số đông đảo và không ngừng tăng của mạng Internet.

- Tăng quá trình lưu thông tiền tệ và hàng hóa

Thanh toán trong thương mại điện tử với ưu điểm đẩy mạnh quá trình lưu thông tiền tệ và hàng hóa. Người bán hàng có thể nhận tiền thanh toán qua mạng tức thì, do đó có thể yên tâm tiến hành giao hàng một cách sớm nhất, sớm thu hồi vốn để đầu tư tiếp tục sản xuất.

- Nhanh, an toàn

Thanh toán điện tử giúp thực hiện thanh toán nhanh, an toàn, đảm bảo quyền lợi cho các bên tham gia thanh toán, hạn chế rủi ro so với thanh toán bằng tiền mặt, mở rộng thanh toán không dùng tiền mặt, tạo lập thói quen mới trong dân chúng về thanh toán hiện đại.

- Hiện đại hoá hệ thống thanh toán

Tiến cao hơn một bước, thanh toán điện tử tạo ra một loại tiền mới, tiền số hóa, không chỉ thỏa mãn các tài khoản tại ngân hàng mà hoàn toàn có thể dùng để mua hàng hóa thông thường. Quá trình giao dịch được đơn giản và nhanh chóng, chi phí giao dịch giảm bớt đáng kể và giao dịch sẽ trở nên

an toàn hơn. Tiền số hóa không chiếm một không gian hữu hình nào mà có thể chuyển một nửa vòng trái đất chỉ trong chớp mắt bằng thời gian của ánh sáng. Đây sẽ là một cơ cấu tiền tệ mới, một mạng tài chính hiện đại gắn liền với mạng Internet.

Lợi ích đối với ngân hàng

- Giảm chi phí tăng hiệu quả kinh doanh

Giảm chi phí văn phòng: Giao dịch qua mạng giúp rút ngắn thời gian tác nghiệp, chuẩn hóa các thủ tục, quy trình, nâng cao hiệu quả tìm kiếm và xử lý chứng từ.

Giảm chi phí nhân viên: Một máy rút tiền tự động có thể làm việc 24 trên 24 giờ và tương đương một chi nhánh ngân hàng truyền thống.

Cung cấp dịch vụ thuận tiện cho khách hàng: Thông qua Internet/Web Ngân hàng có khả năng cung cấp dịch vụ mới (internet banking) và thu hút thêm nhiều khách hàng giao dịch thường xuyên hơn, giảm chi phí bán hàng và tiếp thị

Mở rộng thị trường thông qua Internet, ngân hàng thay vì mở nhiều chi nhánh ở các nước khác nhau có thể cung cấp dịch vụ Internet banking để mở rộng phạm vi cung cấp dịch vụ.

- Đa dạng hoá dịch vụ và sản phẩm

Ngày nay, dịch vụ ngân hàng đang vươn tới từng người dân. Đó là dịch vụ ngân hàng tiêu dùng và bán lẻ. "Ngân hàng điện tử", với sự trợ giúp của công nghệ thông tin cho phép tiến hành các giao dịch bán lẻ với tốc độc cao và liên tục. Các ngân hàng có thể cung cấp thêm các dịch vụ mới cho

khách hàng như "phone banking", “home banking”, “Internet banking", chuyển, rút tiền, thanh toán tự động...

- Nâng cao năng lực cạnh tranh và tạo nét riêng trong kinh doanh

"Ngân hàng điện tử" giúp các ngân hàng tạo và duy trì một hệ thống khách hàng rộng rãi và bền vững. Thay vì phải xếp hàng rất lâu chờ rút tiền tại chi nhánh một ngân khách hàng có thể đi tới một máy rút tiền tự động của một ngân hàng khác và thực hiện giao dịch trong vài phút. Thế mạnh về dịch vụ ngân hàng điện tử cũng là một đặc điểm để các ngân hàng hiện đại tạo dựng nét riêng của mình.

- Thực hiện chiến lược toàn cầu hóa.

Một lợi ích quan trọng khác mà ngân hàng điện tử đem lại cho ngân hàng, đó là việc ngân hàng có thể thực hiện chiến lược “toàn cầu hoá”, chiến lược “bành trướng” mà không cần phải mở thêm chi nhánh. Ngân hàng có thể vừa tiết kiệm chi phí do không phải thiết lập quá nhiều các trụ sở hoặc văn

phòng, nhân sự gọn nhẹ hơn, đồng thời lại thể phục vụ một khối lượng khách hàng lớn hơn. Internet một phương tiện có tính kinh tế cao để các ngân hàng có thể mở rộng hoạt động kinh doanh của mình ra các quốc gia khác mà không cần đầu tư vào trụ sở hoặc cơ sở hạ tầng. Theo cách này,

các ngân hàng lớn đang vươn cánh tay khổng lồ và dần dần thiết lập cơ sở của mình, thâu tóm dần nền tài chính toàn cầu.

- Xúc tiến thương mại, quảng bá thương hiệu toàn cầu

Thông quan Internet, ngân hàng có thể đăng tải tất cả những thông tin tài chính, tổng giá trị tài sản, các dịch vụ của ngân hàng mình, để phục vụ cho mục đích xúc tiến quảng cáo. Có thể ngân hàng chưa thể tiến hành các giao dịch tài chính trực tuyến, song bằng cách thiết lập các trang web của

riêng mình với chức năng ban đầu là cung cấp thông tin và giải đáp ý kiến thắc mắc của khách hàng qua mạng, ngân hàng cũng được coi là đã bước đầu tham gia áp dụng dịch vụ ngân hàng điện tử và hoà mình vào xu thế chung.

- Khách hàng có thể tiết kiệm được chi phí. Phí giao dịch ngân hàng điện tử hiện được đánh giá là ở mức thấp nhất so với các phương tiện giao dịch khác. Điều này hoàn toàn có thể lý giải được bởi một khi các ngân hàng có thể tiết kiệm được chi phí khi triển khai ngân hàng điện tử nhất là với các ngân hàng ảo (chỉ hoạt động trên Internet mà không cần tới văn phòng, trụ sở), các chi phí mà khách hàng phải trả cũng theo đó mà giảm đi rất nhiều. Ví dụ: Ngân hàng ảo Wingspan.com và ngân hàng theo kiểu truyền thống Bank One. Đối với những tài khoản tiền gửi, Wingspan cho khách hàng hưởng mức lãi suất là 4,5%/năm trong khi ở Bank One là 1%/năm. Đối với trường hợp khách hàng muốn kiểm tra chi phí của các hoá đơn thanh toán điện tử của mình, Wingspan không đòi bất cứ một khoản phí nào, trong khi đó khách hàng phải trả phí cho Bank One là 4,95 Đô la Mỹ một tháng.

- Khách hàng tiết kiệm thời gian đối với các giao dịch ngân hàng từ Internet được thực hiện và xử lý một cách nhanh chóng và hết sức chính xác. Khách hàng không cần phải tới tận văn phòng giao dịch của ngân hàng, không phải mất thời gian đi lại hoặc nhiều khi phải xếp hàng để chờ tới lượt mình. Giờ đây, với dịch vụ ngân hàng điện tử, họ có thể tiếp cận với bất cứ một giao dịch nào của ngân hàng vào bất cứ thời điểm nào hoặc ở bất cứ đâu họ muốn.

Thông tin liên lạc với ngân hàng nhanh hơn và hiệu quả hơn. Khi khách hàng sử dụng ngân hàng điện tử, họ sẽ nắm được nhanh chóng, kịp thời những thông tin về tài khoản, tỷ giá, lãi suất. Chỉ trong chốc lát, qua máy vi tính được nối mạng với ngân hàng, khách hàng có thể giao dịch trực tiếp với ngân hàng để kiểm tra số dư tài khoản, chuyển tiền, thanh toán hóa đơn dịch vụ công cộng, thanh toán thẻ tín dụng, mua séc du lịch, kinh doanh ngoại hối, vay nợ, mở và điều chỉnh, thanh toán thư tín dụng và kể cả kinh doanh chứng khoán với ngân hàng.

Trong thập kỷ vừa qua, thay đổi lớn nhất mà ngân hàng đem lại cho khách hàng đó là ngân hàng điện tử, nó có thể đem lại một giải pháp mà từ trước đến nay chưa hề có. Khách hàng có được tất cả những gì mình mong muốn với một mức thời gian ít nhất và điều đó có thể tóm gọn trong cụm từ “sự tiện lợi”.

Gian lận thẻ tín dụng

Rủi ro đối với chủ thẻ:

Do tính chất của thẻ tín dụng là không biết được người rút tiền có phải là chủ thẻ hay không mà chủ yếu dựa vào việc kiểm tra số PIN ở trên thẻ nên các chủ thẻ dễ bị lừa ăn cắp thẻ cùng với số PIN. Việc để lộ số PIN có thể là do chủ thẻ vô tình để lộ hoặc bị ăn cắp một cách tinh vi. Bên cạnh đó chủ thẻ còn gặp phải tình trạng làm giả thẻ tín dụng ngày càng tinh vi. Việc làm giả thẻ có thể tiến hành theo hai hình thức. Đối tượng làm giả thẻ có thể mua chuộc nhân viên tại các cơ sở chấp nhận thẻ để các nhân viên này sau khi quét thẻ tính tiền sẽ bí mật quét thẻ thêm một lần vào một thiết bị đặc biệt thể đọc được toàn bộ thông tin về thẻ. Sau khi có đầy đủ các thông tin đó chúng sẽ nhanh chóng làm một chiếc thẻ tương tự và tiến hành mua bán hàng hoá như bình thường. Hình thức thứ hai tinh vi hơn là chúng sẽ cài thẳng những con chip điện tử tinh vi vào trong máy tính tiền hoặc máy rút tiền tự động. Sau đó chúng sẽ quay trở lại các địa điểm trên để lấy các con chip đã chứa những thông tin về các thẻ đã giao dịch và tiến hành làm thẻ giả với những thông tin đã lấy cắp được.

Rủi ro đối với ngân hàng phát hành:

Rủi ro thứ nhất là việc chủ thẻ lừa dối sử dụng thẻ tại nhiều điểm thanh toán thẻ khác nhau với mức thanh toán thấp hơn hạn mức thanh toán nhưng tổng số tiền thanh toán lại cao hơn hạn mức thanh toán trong thẻ. Việc thanh toán quá mức chỉ được biết khi ngân hàng nhận được các hoá đơn thanh toán của các đơn vị chấp nhận thẻ. Và khi chủ thẻ không có khả năng thanh toán thì rủi ro này sẽ do ngân hàng tự chịu.

Một hình thức lừa dối khác từ phía chủ thẻ là do việc lợi dụng tính chất thanh toán quốc tế của thẻ để thông đồng với người khác chuyển thẻ ra nước khác để thanh toán ngoài quốc gia chủ thẻ cư trú. Khi ngân hàng tiến hành đòi tiền từ chủ thẻ cho việc thanh toán ở quốc gia khác thì chủ thẻ căn cứ vào việc mình không có thị thực xuất nhập cảnh hoặc căn cứ vào xác nhận của cơ quan để từ chối thanh toán. Trong khi đó, các đơn vị chấp nhận thẻ cũng không phải chịu trách nhiệm do việc thanh toán bằng thẻ được tiến hành mà không cần biết chủ thẻ là ai. Bằng chứng duy nhất có thể so sánh là căn cứ vào chữ ký trên thẻ và trên hoá đơn nhưng do thông đồng từ trước nên việc giả mạo chữ ký trong các hoá đơn là điều rất dễ dàng.

Rủi ro đối với ngân hàng thanh toán:

Tuy chỉ là đơn vị trung gian trong hoạt động thanh toán thẻ song các ngân hàng thanh toán cũng có thể gặp rủi ro nếu họ có sai sót trong việc cấp phép cho các khoản thanh toán có giá trị lớn hơn hạn mức qui định. Bên cạnh đó, nếu không kịp thời cung cấp cho các đơn vị chấp nhận thẻ danh sách các thẻ bị mất hoặc bị vô hiệu mà trong thời gian đó các thẻ này vẫn được sử dụng thì các ngân hàng phát hành sẽ từ chối thanh toán cho những khoản này.

Rủi ro cho các đơn vị chấp nhận thẻ:

Rủi ro cho các đơn vị chấp nhận thẻ chủ yếu là bị từ chối thanh toán cho số hàng hoá cung ứng ra vì các lý do liên quan đến thẻ. Đó là việc thẻ bị hết hiệu lực nhưng các đơn vị chấp nhận thẻ không phát hiện ra mặc dù đã được thông báo. Tự ý sửa đổi các hoá đơn (vô tình hoặc cố ý) và bị các ngân

hàng phát hiện ra thì cũng sẽ không được thanh toán.

Vấn đề bảo mật thông tin

Việc đảm bảo an toàn thông tin tiền gửi và tài sản gửi của khách hàng là nghĩa vụ của các ngân hàng thương mại. Việc cung cấp thông tin của khách hàng chỉ được phép diễn ra trong các trường hợp sau: khách hàng yêu cầu hoặc có uỷ quyền cho người khác, phục vụ hoạt động nội bộ của ngân hàng, theo yêu cầu của giám đốc ngân hàng và theo yêu cầu của pháp luật để phục vụ cho quá trình kiểm tra. Tuy nhiên, trong điều kiện hiện nay, với trình độ khoa học rất phát triển, số lượng các vụ xâm nhập trái phép vào hệ thống ngân hàng qua mạng Internet ngày càng phát triển và tinh vi thì việc lưu chuyển thông tin của khách hàng qua mạng Internet không còn thực sự an toàn. Các ngân hàng có được quyền cung cấp các thông tin liên quan đến tài sản của khách hàng cho các tổ chức tài chính khác qua mạng Internet hay không.

Có thể kể đến một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng phổ biến không an toàn đối với các giao dịch qua mạng:

-Thông tin bị truy cập trái phép trên đường truyền Internet.

-Bất cẩn của các nhân viên ngân hàng khi thực hiện các yêu cầu bảo mật.

-Bất cẩn từ chính khách hàng để lộ thông tin trong các giao dịch ngân hàng.

-Hệ thống máy tính của ngân hàng hoạt động kém hiệu quả hoặc lỗi từ các phần mềm

Hiện nay các dịch vụ ngân hàng qua mạng Internet chủ yếu tiến hành giống như việc chúng ta truy cập và các trang Web thông thường. Việc xác nhận thông tin, bảo mật đều thông qua việc kiểm tra tên truy nhập (user name) và mã số (password). Việc sử dụng phương thức này không những tận dụng được các công nghệ và thiết bị hiện hành, không yêu cầu khách hàng phải sử dụng các thiết bị đặc biệt cho bảo mật mà còn tận dụng được thói quen sử dụng Internet của người dân. Sau khi nhận được tên truy nhập và mã số do ngân hàng cung cấp, khách hàng có thể tự mình đổi mã số theo ý mình để tự quản lý. Tuy vậy việc làm này không an toàn do có thể bị truy cập bất hợp pháp vào đường truyền Internet, hoặc do bất cẩn của khách hàng khi sử dụng các giao dịch. Ngoài ra, việc lưu chuyển thông tin giữa ngân hàng và khách hàng như đăng kí và cấp tên đăng nhập, mã số lại thường chủ yếu diễn ra thông qua việc gửi thư điện tử (E-mail) mà trong khi đó khả năng bị đọc trộm hoặc xâm nhập vào thư điện tử đang là tình trạng rất hay gặp hiện nay.

Thông thường, khi đăng kí sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử tại một ngân hàng nhất định, khách hàng thường tiến hành khai báo trực tiếp qua mạng. Tuy nhiên việc xác định thông tin và xác thực khách hàng sẽ tương đối khó khăn do còn thiếu hoặc còn yếu các công cụ chứng thực như chữ kí

điện tử hoặc các xác minh điện tử. Việc sửa chữa, thay đổi hay cung cấp lại đều được các ngân hàng tiến hành qua mạng và gần như miễn phí nên khách hàng có thể liên tục đổi tên truy nhập và mã số.

Chính vì thế mà nguy cơ bị lộ hoặc nhầm lẫn mật khẩu dẫn đến khả năng ngân hàng phải gửi lại cho khách là khá cao.

Hoạt động ngân hàng điện tử đã tự chứng minh với rất nhiều ưu thế và là một xu thế của tương lai. Tuy nhiên các vấn đề hạn chế liên quan đến hoạt động này cũng khá đa dạng và đòi hỏi các ngân hàng phải có sự nghiên cứu kĩ lưỡng để có thể phát huy được những mặt tích cực mà ngân hàng điện tử mang lại. Tăng cường an ninh an toàn trong thanh toán điện tử đồng nghĩa với tăng cường uy tín và hiệu quả kinh doanh của ngân hàng và tạo dựng niềm tin cho khách hàng vào loại hình dịch vụ hiện đại này.

Các yêu cầu đối với thanh toán điện tử

- Khả năng có thể chấp nhận được

Để được thành công thì sở hạ tầng của việc thanh toán phải được công nhận rộng hơn, môi trường pháp lý đầy đủ, bảo đảm quyền lợi cho cả khách hàng và doanh nghiệp, công nghệ áp dụng đồng bộ ở các ngân hàng cũng như tại các tổ chức thanh toán.

- An toàn và bảo mật cho các giao dịch tài chính qua các mạng Internet

Vì đây sẽ là mục tiêu cho các tội phạm, các kẻ sử dụng thẻ tín dụng trái phép, các hacker… do các dịch vụ trên Internet hiện nay được cung cấp toàn cầu với mọi tiện ích phục vụ cho mọi khách hàng, mọi thành phần trong xã hội. Chính vì vậy phải đảm bảo khả dụng nhưng chống lại được sự tấn công để tìm kiếm thông tin mật, thông tin nhân hoặc điều chỉnh thông tin, thông điệp được truyền gửi.

- Giấu tên (nặc danh)

Nếu như được khách hàng yêu cầu thì đặc điểm nhận dạng của họ phải được giữ kín dù khách hàng đã cung cấp đầy đủ các thông tin để người bán được thanh toán. Phải đảm bảo không làm lộ các thông tin các nhân của khách hàng.

- Khả năng có thể hoán đổi

Tiền số có thể chuyển thành các kiểu loại quỹ khác. Có thể dễ dàng chuyển từ tiền điện tử sang tiền mặt hay chuyển tiền từ quỹ tiền điện tử về tài khoản của cá nhân. Từ tiền điện tử có thể phát hành séc điện tử, séc thật. Tiền số bằng ngoại tệ này có thể dễ dàng chuyển sang ngoại tệ khác với tỷ giá tốt nhất.

- Hiệu quả

Chi phí cho mỗi giao dịch nên chỉ là một con số rất nhỏ (gần bằng 0), đặc biệt với những giao dịch giá trị thấp.

- Tính linh hoạt

Nên cung cấp nhiều phương thức thanh toán, tiện lợi cho mọi đối tượng.

- Tính hợp nhất
Để hỗ trợ cho sự tồn tại của các ứng dụng này thì giao diện nên được tạo ra theo sự thống nhất của từng ứng dụng. Khi mua hàng trên bất cứ trang web nào cũng cần có những giao diện với những bước giống nhau.


- Tính tin cậy

Hệ thống thanh toán phải luôn thích ứng, tránh những sai sót không đáng có, tránh cho nó không phải là mục tiêu của sự phá hoại.

- Có tính co dãn
Cho phép khách hàng những nhà kinh doanh có thể tham gia vào hệ thống mà không làm hỏng cơ cấu hạ tầng, đảm bảo xử lý tốt dù khi nhu cầu thanh toán trong Thương mại điện tử tăng.

- Tiện lợi, dễ sử dụng

Nên tạo sự thuận lợi cho việc thanh toán trên mạng như trong thanh toán truyền thống.

2.1.4.2 Các bên tham gia thanh toán điện tử

Người bán/ Cơ sở chấp nhận thẻ

Người mua/ Chủ sở hữu thẻ

Ngân hàng của người bán

Ngân hàng của người mua

Tổ chức thẻ

Hình 3 : Mô hình các bên tham gia thanh toán điện tử

Rủi ro trong thanh toán điện tử

Những rủi ro liên quan đến quá trình thanh toán

Sao chụp thiết bị: Trong các hệ thống dựa trên thẻ, phương pháp tấn công là làm giả một thiết bị khác được chấp nhận như thiết bị thật, bao gồm cả chìa khóa giải mã, số dư và các dữ liệu khác trên thẻ. Thẻ giả sẽ có chức năng như thẻ thật nhưng chứa số dư giả mạo.

Sửa đổi hoặc sao chép dữ liệu hoặc phần mềm: Mục tiêu là thay đổi trái phép dữ liệu lưu trữ trên thiết bị của phương tiện thanh toán điện tử.

Lấy trộm thiết bị: Một phương pháp tấn công đơn giản lấy trộm thiết bị của người tiêu dùng hoặc người bán và sử dụng trái phép số sư trên đó. Giá trị lưu trên thiết bị cũng có thể bị lấy trộm bằng sự tái tạo phi pháp.

Không ghi lại giao dịch: Một người sử dụng có thể cố tình không ghi lại giao dịch, không thực hiện nghĩa vụ trả tiền, dẫn tới thất thoát cho người bán cũng như nhà phát hành sản phẩm tiền điện tử.

Sự cố hoạt động: các phương tiện thanh toán điện tử có thể bị sự cố ngẫu nhiên hoặc bị mất các dữ liệu lưu trên thiết bị, một chức năng nào đó ngừng hoạt động, như chức năng kế toán hoặc chức năng bảo mật, hoặc lỗi trong quá trình truyền tải, xử lý thông tin.

Hoạt động của thanh toán điện tử

Các bước cơ bản trong quy trình thanh toán điện tử :

- Khách hàng lựa chọn các sản phẩm trên website của người bán.

- Phần mềm e-cart tự động tính toán giá trị và hiển thị hóa đơn/chi tiết đơn hàng trong quá trình khách hàng lựa chọn.

- Khách hàng điền thông tin thanh toán (ví dụ số thẻ tín dụng, tên chủ thẻ, ngày cấp, ngày hết hạn...)

- e-cart hiển thị hóa đơn để khách hàng xác nhận

- Thông tin thanh toán được mã hóa, gửi đến ngân hàng phát hành thẻ để kiểm tra tính xác thực và khả năng thanh toán. Nếu đủ khả năng thanh toán sẽ xử lý trừ tiền trên tài khoản của người mua và chuyển tiền sang tài khoản của của người bán tại ngân hàng của người bán.

- Kết quả được gửi về cho máy chủ của người bán để xử lý chấp nhận đơn hàng hay không

+ Nếu không đủ khả năng thanh toán, e-cart hiển thị thông báo không chấp nhận

+ Nếu đủ khả năng thanh toán, e-cart hiển thị xác nhận đơn hàng để khách hàng lưu lại hoặc in ra làm bằng chứng sau này

- Sau đó người bán tiến hành thực hiện giao hàng

Thẻ là gì ?

Thẻ là một công cụ thanh toán do ngân hàng phát hành cho khách hàng, khách hàng dùng thẻ để thanh toán tiền hàng, dịch vụ hoặc rút tiền trong phạm vi tài khoản cho phép theo như hợp đồng kí kết giữa khách hàng và ngân hàng.

Những hình thức sơ khai ban đầu của thẻ ra đời vào thập niên 40 của thế kỉ XX tại Mỹ. Mỹ cũng chính là nơi đã ra đời hai tổ chức thẻ lớn nhất thế giới là VISA và MasterCard có phạm vi toàn cầu. Cùng với sự phát triển của 2 tổ chức thẻ trên, chúng ta cũng đã quen thuộc với những tên tuổi lớn như American Express (AMEX), Dinners Club, JCB, Euro Card...

Phân loại thẻ

Có nhiều cách phân loại thẻ khác nhau. Tùy thuộc vào tiêu chí phân loại

Căn cứ vào chủ thể phát hành

- Thẻ do ngân hàng phát hành

- Thẻ do các công ty trực tiếp phát hành

- Thẻ do các tổ chức thẻ phát hành

Căn cứ vào tính chất thanh toán

- Thẻ tín dụng (Credit Card)

- Thẻ thanh toán (Charge Card).

- Thẻ ghi nợ (Debit Card).

- Thẻ rút tiền (Cash Card).

Căn cứ vào cấu tạo thẻ

- Thẻ thông minh

- Thẻ từ

Các loại thẻ thường có một đặc điểm chung đó là: Thẻ được làm bằng Plastic, có kích thước theo tiêu chuẩn quốc tế là 5,5cm x 8,5cm. Trên thẻ có in đầy đủ các yếu tố như: nhãn hiệu thương mại của thẻ, tên và Logo của nhà phát hành thẻ, số thẻ, tên chủ thẻ và ngày hiệu lực (ngày cuối cùng có hiệu lực)… và một số yếu tố khác tuỳ theo quy định của các Tổ chức thẻ quốc tế hoặc Hiệp hội phát hành thẻ.


2.2.2.4 Quy trình phát hành thẻ

Hình 4 : Mô hình quy trình phát hành thẻ

(1) Khách hàng gửi yêu cầu phát hành thẻ và hồ sơ thông tin cần thiết đến ngân hàng

(2) Bộ phận phát hành của ngân hàng sẽ tiến hành kiểm tra các thông tin liên quan đến khách hàng để chấp nhận hoặc từ chối. Nếu hợp lệ thì hồ sơ sẽ được gửi đến cho trung tâm quản lý thẻ.

(3) Trung tâm thẻ dựa trên hồ sơ để tiến hành in thẻ, cung cấp số PIN và sau đó chuyển lại cho bộ phận phát hành. Hợp đồng đã được kí kết.

(4) Khách hàng sau đó đến kí nhận thẻ và kí chứng nhận vào mặt sau của thẻ và các thông tin liên quan đến thẻ.

Hình 5 : Mô hình quy trình thanh toán thẻ

(1) Khách hàng mua hàng và xuất trình thẻ tại các đơn vị chấp nhận thẻ để thanh toán

(2) Vào cuối kì thanh toán, đơn vị chấp nhận thẻ xuất trình hoá đơn tại các ngân hàng thanh toán thẻ (còn gọi là ngân hàng thông báo) để nhận tiền từ các thẻ đã thanh toán

(3) Ngân hàng thanh toán thẻ quyết toán với ngân hàng phát hành thẻ

(4) Ngân hàng phát hành thẻ sẽ tiến hành thanh toán với chủ thẻ thông qua việc trừ vào tài khoản của chủ thẻ tại ngân hàng

2.2.2.6 Các bên tham gia thanh toán thẻ

+ Ngân hàng phát hành-NHPH (Issuing Bank)

Ngân hàng phát hành thành viên chính thức của các Tổ chức thẻ quốc tế, được phép phát hành thẻ. Để việc sử dụng thẻ mang lại hiệu quả kinh tế cao, Ngân hàng phát hành phải là Ngân hàng có uy tín trong nước cũng như quốc tế. Ngân hàng phát hành cũng có thể là Ngân hàng thanh toán.

+ Ngân hàng thanh toán-NHTT: (Acquiring Bank)

Ngân hàng thanh toán thành viên chính thức hoặc liên kết của tổ chức thẻ quốc tế, hoặc những Ngân hàng được Ngân hàng phát hành uỷ quyền làm trung gian thanh toán giữa chủ thẻ và Ngân hàng phát hành. Ngân hàng thanh toán có trách nhiệm trả tiền cho các CSCNT đã cung cấp hàng hoá, dịch vụ cho chủ thẻ, hoặc điểm ứng tiền mặt trước khi chủ thẻ thanh toán lại cho Ngân hàng phát hành. Ngân hàng thanh toán cũng cung cấp và có trách nhiệm đối với những máy móc, thiết bị chuyên dùng và hoá đơn thanh toán cho các CSCNT.

+ Cơ sở chấp nhận thẻ-CSCNT: (Merchant)

CSCNT là các đơn vị cung ứng hàng hoá, dịch vụ chấp nhận thanh toán bằng thẻ. CSCNT phải ký hợp đồng chấp nhận thanh toán thẻ với Ngân hàng thanh toán và phải có tài khoản tại đó. Nếu đủ điều kiện, CSCNT sẽ được cung cấp các máy móc, thiết bị, hoá đơn phục vụ thanh toán thẻ.

Một số điều kiện để có thể trở thành CSCNT: Là các tổ chức, công ty, cá nhân có kinh doanh hàng hoá hoặc cung cấp dịch vụ hợp pháp tại Việt Nam, có địa điểm kinh doanh và hoạt động kinh doanh thuận lợi, cam kết tuân thủ mọi quy định, luật lệ của Tổ chức thẻ quốc tế và Ngân hàng, không nằm trong danh sách các CSCNT có độ rủi ro cao hoặc “có vấn đề” về năng lực tài chính, khả năng trả nợ, trách nhiệm thanh toán…

+ Ngân hàng đại lý-NHĐL(Agent Bank):

Là tổ chức trung gian được ủy quyền của Ngân hàng thanh toán để chấp nhận thanh toán thẻ hoặc xây dựng mạng lưới CSCNT. Ngân hàng đại lý đóng vai trò như một CSCNT

+ Chủ thẻ (Card Holder):

Là người được Ngân hàng phát hành cho phép sử dụng thẻ, có hợp đồng ký kết đầy đủ. Chủ thẻ là người duy nhất được quyền sử dụng thẻ để thanh toán tiền hàng hoá, dịch vụ tại CSCNT hoặc rút tiền mặt tại Ngân hàng đại lý hoặc máy ATM.

+ Tổ chức thẻ Quốc tế-TCTQT

Là hiệp hội các tổ chức tài chính, tín dụng tham gia phát hành và thanh toán thẻ quốc tế, hiện bao gồm: Tổ chức thẻ Visa, tổ chức thẻ Mastercard, công ty thẻ American Express, công ty thẻ JCB.


+Visa International (Tổ chức thẻ quốc tế Visa):

Thẻ Visa, tiền thân là Bank Americard do Bank of America phát hành vào năm 1960, hiện nay là loại thẻ có quy mô phát triển lớn nhất trên toàn cầu. Đến cuối năm 1990 có khoảng 257 triệu thẻ đang lưu hành với doanh thu khoảng 354 tỷ USD. Nhưng chỉ trong khoảng 3 năm, và cuối năm 1993 doanh thu của Visa tăng mạnh mẽ lên đến 542 tỷ USD. Visa hiện có khoảng 164.000 máy ATM (Automatic Teller Machine) ở 65 nước trên thế giới.

+MasterCard International (Tổ chức thẻ quốc tế Mastercard):

MasterCard ra đời vào năm 1966 với tên gọi là Master Charge do hiệp hội thẻ liên Ngân hàng ICA( Interbank Card Association) phát hành thông qua các Ngân hàng thành viên trên thế giới. Năm 1990, một hệ thống ATM lớn nhất thế giới được sử dụng phục vụ cho những người dùng thẻ

MasterCard. Cũng năm này, MasterCard đã phát hành được hơn 178 triệu thẻ, có 5.000 thành viên phát hành và 9 triệu điểm tiếp nhận thẻ. Đến năm 1993, doanh thu của MasterCard lên đến 320,6 tỷ USD và khoảng 216 triệu thẻ đang lưu hành tại hơn 220 nước trên thế giới. Cho tới nay, tham gia

vào hiệp hội MasterCard lên đến 29.000 thành viên.

+Thẻ tín dụng: (Credit Card):

Là loại thẻ được sử dụng phổ biến nhất, theo đó người chủ thẻ được sử dụng một hạn mức tín dụng tuần hoàn để mua sắm hàng hoá, dịch vụ tại những cơ sở chấp nhận loại thẻ này.

Về bản chất đây là một dịch vụ tín dụng thanh toán với hạn mức chi tiêu nhất định do ngân hàng cung cấp cho khách hàng căn cứ vào khả năng tài chính, số tiền ký quỹ hoặc tài sản thế chấp của khách hàng. Khoảng thời gian từ khi thẻ được dùng để thanh toán hàng hoá, dịch vụ tới lúc chủ thẻ phải trả tiền cho ngân hàng có độ dài phụ thuộc vào từng loại thẻ tín dụng của các tổ chức khác nhau. Nếu chủ thẻ thanh toán toàn bộ số dư nợ vào ngày đến hạn, thời gian này sẽ trở thành thời gian ân hạn và chủ thẻ hoàn toàn được miễn lãi đối với số dư nợ cuối kỳ. Tuy vậy, nếu hết thời gian

này mà một phần hay toàn bộ số dư nợ cuối kỳ chưa được thanh toán cho ngân hàng thì chủ thẻ sẽ phải chịu một khoản lãi và phí chậm trả. Khi toàn bộ số tiền phát sinh được hoàn trả cho ngân hàng, hạn mức tín dụng của chủ thẻ được khôi phục như ban đầu. Đây chính tính chất “ tuần hoàn” revolving của thẻ tín dụng.

Quy trình thanh toán thẻ tín dụng:

Bước 1: Chủ thẻ dùng thẻ để thanh toán tiền hàng hoá, dịch vụ hoặc rút tiền mặt.

Khi nhận được thẻ từ khách hàng, Ngân hàng đại lý hoặc CSCNT phải kiểm tra tính hợp lệ của thẻ: Logo, biểu tượng của thẻ tín dụng quốc tế, băng chữ ký, ký hiệu đặc biệt, thời hạn hiệu lực, các yếu tố in nổi trên thẻ…

Sau khi kiểm tra tính hợp lệ của thẻ, CSCNT hoặc điểm ứng tiền mặt phải hoàn thành hoá đơn, đề ngày giao dịch, số tiền giao dịch, số cấp phép (nếu có), tên và số hiệu CSCNT, loại hàng hoá, dịch vụ cung ứng.

Tiếp đó, CSCNT sẽ phải yêu cầu khách hàng ký vào hoá đơn (chữ ký trên hoá đơn phải khớp đúng với chữ ký ở băng sau của thẻ).

Hoá đơn thanh toán thẻ gồm ba liên: một liên giao cho khách hàng giữ, hai liên còn lại CSCNT giữ lại.

Trong trường hợp CSCNT và chủ thẻ thoả thuận huỷ bỏ một phần hay toàn bộ giao dịch đã thực hiện, CSCNT không được hoàn lại cho chủ thẻ bằng tiền mặt mà phải thực hiện giao dịch hoàn trả. Đối với CSCNT có trang bị máy POS có hệ thống thu nhận tín hiệu điện từ EDC(Electronic Draft Capture - Máy thanh toán tự động) thì có thể điều chỉnh hay huỷ bỏ toàn bộ giao dịch trước khi truyền dữ liệu.

CSCNT phải liên hệ ngay với Ngân hàng để xin cấp phép khi:

- Số tiền giao dịch bằng hoặc lớn hơn hạn mức thanh toán.

- Có nghi ngờ thẻ giả hay chủ thẻ có vấn đề.

Chỉ sau khi được Ngân hàng phát hành hoặc Tổ chức thẻ Quốc tế cho phép giao dịch bằng cách

cung cấp số cấp phép thì CSCNT mới được thực hiện giao dịch.

Bước 2: CSCNT giao dịch với Ngân hàng.

Ở đây có sự phân biệt giữa CSCNT có sử dụng các máy POS có hệ thống thu nhận tín hiệu điện từ EDC và CSCNT không sử dụng máy này.

Đối với CSCNT có trang bị máy POS có thu nhận tín hiệu điện từ EDC: Việc đọc các dữ liệu trên thẻ và in ra hoá đơn thanh toán thẻ sẽ do máy thực hiện kể cả việc xin cấp phép. Dữ liệu về giao dịch sẽ được lưu giữ trên bộ nhớ của máy. Hàng ngày, CSCNT truyền dữ liệu thanh toán về Ngân hàng thanh toán. Còn hoá đơn thanh toán EDC sẽ được tập hợp và chuyển cho Ngân hàng thanh toán mỗi tuần.

Đối với CSCNT không trang bị máy có thiết bị thu nhận điện từ EDC: Việc đối chiếu danh sách thẻ cấm lưu hành, xin cấp phép đều do CSCNT thực hiện sau đó sẽ dùng máy cà tay để in ra hoá đơn thanh toán. Hàng ngày, CSCNT sẽ tổng hợp toàn bộ hoá đơn phát sinh, lập bảng kê hoá đơn, giữ lại

một liên lưu còn một liên gửi đến Ngân hàng thanh toán cùng bảng kê sau không quá 05 ngày kể từ ngày giao dịch.

Bước 3: Ngân hàng thanh toán cho CSCNT.

Căn cứ vào dữ liệu EDC hoặc hoá đơn thẻ nhận được, Ngân hàng thanh toán tiến hành tạm ứng tiền cho CSCNT trên cơ sở tổng giá trị giao dịch sau khi đã trừ đi một khoản phí mà CSCNT phải thanh toán theo tỷ lệ đã quy định trên hợp đồng đại lý ký giữa Ngân hàng và CSCNT.

Bước 4: Thanh toán với tổ chức thẻ Quốc tế và các thành viên khác.

Cuối mỗi ngày, Ngân hàng tổng hợp toàn bộ các giao dịch phát sinh từ thẻ do Ngân hàng khác phát hành và truyền dữ liệu cho Tổ chức thẻ quốc tế và nhận dữ liệu thanh toán từ Tổ chức thẻ Quốc tế truyền về. Dữ liệu này bao gồm tất cả những khoản mà Ngân hàng thanh toán được trả, những khoản phí phải trả cho Tổ chức Thẻ Quốc tế, những giao dịch bị tra soát...

Với loại thẻ này, chủ thẻ có thể chi trả tiền hàng hoá, dịch vụ dựa trên số dư tài khoản tiền gửi hoặc tài khoản tiền gửi thanh toán của mình tại Ngân hàng phát hành thẻ. Thẻ thanh toán không có hạn mức tín dụng vì nó phụ thuộc vào số dư hiện hữu trên tài khoản của chủ thẻ. Số tiền chủ thẻ chi tiêu

sẽ được khấu trừ ngay vào tài khoản của chủ thẻ thông qua những thiết bị điện tử đặt tại cơ sở chấp nhận thẻ.

Chủ thẻ cũng có thể được Ngân hàng cấp cho một mức thấu chi, tuỳ theo sự thoả thuận giữa chủ thẻ và Ngân hàng. Đó là một khoản tín dụng ngắn hạn mà Ngân hàng cấp cho chủ thẻ.

Có 2 loại thẻ ghi nợ cơ bản:

Thẻ Online: Những thông tin về giao dịch được kết nối trực tiếp từ thiết bị điện tử đặt tại cơ sở chấp nhận thẻ hoặc điểm rút tiền mặt tới Ngân hàng phát hành. Giá trị những giao dịch được khấu trừ trực tiếp và lập tức vào tài khoản của chủ thẻ.

Thẻ Offline: Thông tin giao dịch được lưu tại máy điện tử của CSCNT và được chuyển đến Ngân hàng phát hành muộn hơn (không có kết nối trực tiếp vào thời điểm thanh toán). Giá trị những giao dịch sẽ được khấu trừ vào tài khoản của chủ thẻ sau đó vài ngày.

Như vậy để có được một thẻ ghi nợ thì chủ thẻ phải có một tài khoản tiền gửi (tài khoản ký thác) tại ngân hàng và ký quỹ một khoản tiền trong đó. Khi sử dụng thẻ rút tiền hay chi trả, ngay lập tức một khoản tiền tương đương sẽ bị trừ vào tài khoản của mình. Nếu không có số dư thích hợp đuợc duy trì trên tài khoản của mình thì thẻ sẽ không dùng được nữa. Đối với thẻ tín dụng không bắt buộc yêu cầu phải ký quỹ tại ngân hàng thay vào đó sẽ mượn tiền từ ngân hàng theo đúng ý nghĩa của từ tín dụng. Khi đó việc sử dụng thẻ sẽ được kết nối với tài khoản của khách hàng tương tự như thẻ ghi

nợ. Tuy nhiên điểm khác nhau giữa thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ là thẻ ghi nợ tiền trong tài khoản là tiền gửi của khách hàng, nhưng với thẻ tín dụng thì tiền trong tài khoản là tiền của ngân hàng.Với cả hai loại thẻ này khách hàng đều có thể mua sắm tại các cơ sở chấp nhận thẻ hay rút tiền mặt từ ATM.

Thẻ thông minh là loại thẻ có kích thước như một chiếc thẻ tín dụng thông thường nhưng trên đó có gắn một con chip – vi mạch điện tử. Vi mạch điện tử này bao gồm một thiết bị ra vào đặc trưng, một bộ vi xử lý, một bộ nhớ. Tất cả những thiết bị này sẽ giỳp lưu trữ rất nhiều những loại thông tin khác nhau từ các thông tin như số thẻ tín dụng, hồ sơ sức khoẻ cá nhân, bảo hiểm y tế, hồ sơ công tác, bằng lái xe… với dung lượng lớn gấp 100 lần so với dung lượng của các thông tin có thể lưu trữ trên một thẻ tín dụng thông thường. Thẻ thông minh có khả năng lưu trữ và xử lý thông tin với độ an toàn cao nên được sử dụng trong rất nhiều ngành như ngân hàng, tài chính, y tế hay bưu chính viễn thông.

Hiện nay thẻ thông minh được sử dụng tại rất nhiều nước. Vào cuối năm 2001, hãng Master Card International đó phát hành 30 triệu thẻ thông minh. Cụng nghệ thẻ thông minh được khởi đầu tại Pháp nhưng ít thông dụng tại Mỹ, nơi mà người ta hay sử dụng thẻ tín dụng là chủ yếu. Tới năm 1999, khi hóng American Express tung ra thị trường loại thẻ American Express Blue cho phép kết hợp tính năng của cả thẻ tín dụng và thẻ thông minh thì nhu cầu sử dụng thẻ thông minh mới xuất hiện trở lại tại Mỹ. Từ website của Amex, khách hàng có thể tải xuống một phần mền ví tiền số hoá

cùng các dịch vụ đặc biệt khác như thanh toán hoá đơn trực tuyến miễn phí, các công cụ tài chính…

Với các loại thẻ này, người sử dụng có thể lưu trữ ví số của mình trên thẻ và mua bán hàng hoá trực tuyến trong môi trường an toàn, đã được mã hóa. Để chấp nhận thẻ người bán hàng chỉ cần lắp đặt các thiết bị đọc thẻ. Còn đối với các cửa hàng trực tuyến thì chỉ cần phát triển một chương trình phần mềm để có thể xử các thông tin gửi tới bộ phận đọc thẻ của khách hàng. Amex đang rất khuyến khích việc sử dụng rộng rói thẻ Blue nhưng hiện nay thẻ này mới chỉ được sử dụng như một thẻ tín dụng chứ các chức năng của thẻ thông minh vẫn chưa phổ biến đối với cả người bán và người mua.

Mondex loại thẻ thông minh được ưa chuộng nhất hiện nay. Thẻ do công ty Mondex phối hợp cùng các đối tác Mastercard AT&T, HP và một số ngân hàng lớn nghiên cứu ra. Người sử dụng thẻ có thể mở tài khoản tại ngân hàng có cung cấp dịch vụ thẻ thông minh, nhập tiền mặt vào tài khoản

tại ngân hàng sau đó thông qua các thiết bị đọc thẻ hay thiết bị ATM để rút tiền từ thẻ thông minh. Thẻ Mondex có cấu tạo như một ví số, được chia làm năm ví nhỏ khác nhau nhằm cung cấp cùng lúc có thể lưu trữ năm loại tiền khác nhau tại một thời điểm. Số tiền điện tử đó sử dụng sẽ được khấu trừ vào số tiền có trên thẻ, do vậy chủ thẻ không thể sử dụng lại số tiền đó nữa.

Việc dựng thẻ thông minh không chỉ giúp thực hiện thanh toán trực tuyến, chuyển tiền điện tử mà cũng lưu trữ những thông tin về mỗi lần giao dịch trên thẻ. Thẻ Mondex rất an toàn cho tất cả các bên tham gia giao dịch do sử dụng hình thức mã khóa hai chiều. Người bán hàng không thể biết được các thông tin các nhân của chủ thẻ mà chỉ biết đó nhận đủ tiền. Người bán hàng lưu trữ tiền tại tài khoản ở ngân hàng và ngân hàng chỉ nắm rừ được tổng số tiền chứ không biết các thông tin về người tiêu dùng. Do đó, người tiêu dùng có thể bảo vệ được các thông tin cá nhân của mình.

Các dịch vụ thanh toán trực tuyến mà hiện nay Mondex cung cấp chủ yếu là thanh toán cho các dịch vụ mua hàng tại nhà thông qua TV kỹ thuật số hay điện thoại di động. Hoặc dùng thẻ để thanh toán cho các trò chơi trên mạng, mua xổ số, cá cược trên mạng

Digicash, có trụ sở tại Amsterdam, là một công ty cung cấp các phương thức thanh toán điện tử bảo mật, là nhà tiên phong về e-cash được sử dụng qua Internet. Dựa trên công nghệ mã hóa công khai vốn cho phép người sử dụng và ngân hàng trao đổi chữ ký điện tử với nhau để kiểm tra danh tính lẫn nhau, e-cash cho phép khách hàng tải về máy tính của mình khoản tiền số hóa từ tài khoản ngân hàng để thực hiện việc mua sắm điện tử.

Digicash coi e-cash như một máy tính rút tiền tự động ảo. Người sử dụng mở một tài khoản e-cash PC để mua một số lượng e-cash nhất định lưu thông trên đĩa cứng từ ngân hàng e-cash, thông thường không ít hơn 100 USD, và dùng thanh toán với những thương gia chấp nhận e-cash cho những chi phí hàng hoá đó mua. Những thương gia này sẽ kết toán với ngân hàng phát hành e-cash. Ngân hàng phát hành e-cash sẽ chuyển số tiền mà người tiêu dùng đó mua sản phẩm trả cho các thương gia.

Phần mềm chạy cho máy khách (client) gọi Purse, giao diện đồ hoạ chạy được trên windows 3.1 trở lên. Doanh nghiệp tham gia vào chương trỡnh e-cash cũng cần một phần mềm được cung cấp bởi Digicash để xử lý từ các giao dịch từ đơn giản cho đến cả một hệ thống kế toán phức tạp, kể cả chức năng kiểm soát lượng tồn kho.

Phương thức thanh toán này có các đặc điểm sau:

- Ngân hàng thương gia cam kết quan hệ uỷ quyền với nhau, người tiêu dùng, thương gia và ngân hàng e-cash đều phải sử dụng phần mền e-cash, thích hợp với mua bán nhỏ.

- Kiểm chứng tư cách do e-cash thực hiện tức là ngõn hàng sử dụng chữ ký số hoỏ khi cho vay e-cash, mỗi khi giao dịch thương gia sẽ chuyển e-cash cho ngân hàng để ngân hàng kiểm tra tính hiệu lực của người sử dụng (thông tin phải là không giả mạo hoặc tiền chưa được sử dụng).

- Ngân hàng chịu trách nhiệm chuyển tiền giữa người sử dụng và các thương gia. E-cash có các đặc điểm của tiền mặt là lưu gửi, lấy và chuyển nhượng.

Hiện nay, đó có một số công ty lớn và ngân hàng đó mua bản quyền của e-cash có thể kể đến gồm có: Deutsche bank, Đức; Den Norske bank, Nauy; Advance bank, Úc; Nomura Rerearch Institude, Nhật; Mark Twain bank, Mỹ và Eunet, Phần Lan.

Một ví tiền số hoá được thiết kế cố gắng mô phỏng lại các chức năng của một ví tiền truyền thống.

Như đã nói ở trên đây là nơi tập trung tất cả tiền điện tử phục vụ cho việc giao dịch của khách hàng trên mạng.


Các chức năng quan trọng nhất của ví tiền số hoá đó là:

- Chứng minh tính xác thực khách hàng thông qua việc sử dụng các chứng nhận số hoá hoặc bằng các phương pháp mã hóa thông tin khác.

- Lưu trữ và chuyển các giá trị.

- Đảm bảo an toàn cho quá trình thanh toán giữa người mua và người bán trong các giao dịch thương mại điện tử.

Sau khi cài đặt chương trình phần mềm cần thiết, khách hàng thiết lập một Wallet ID (nhằm giúp người bán hàng nhận ra họ) giống như số PIN trên thẻ ghi nợ. Cũng như vậy, người bán cũng phải có một ID để người mua thể nhận ra họ. Để thiết lập một số, khách hàng thể tải miễn phí từ website của Cybercash hay từ các website của các công ty thương mại có sử dụng phương thức thanh toán bằng Cybercash một chương trình của Cybercash là Cybercoin, sau đó rút tiền từ tài khoản nhà băng bằng Internet (giống như rút tiền từ một máy ATM thông thường). Một khi ví số đó sẵn sàng thì gười sử dụng có thể mua sắm tại các cửa hàng chấp nhận các phương thức thanh toán Cybercash.

Cybercoin được sử dụng cho các khoản thanh toán nhỏ hoặc lặt vặt, mà nếu sử dụng thẻ tín dụng phải tính phí. Việc thiết lập một ví số khác với một người dùng thẻ tín dụng để thanh toán , đó là: Người dùng ví số có một ID nên họ được xác minh trước người bán và có một tài khoản xác lập bằng Cybercash nên có thêm nhiều tiện ích.

Ích lợi chủ yếu của ví tiền số hóa là sự tiện lợi trong quá trình mua sắm trên Internet và chi phí cho các giao dịch thấp bởi việc thực hiện hóa đơn đặt hàng được tự động giải quyết. Với ví tiền số hoá, khách hàng không phải điền các thông tin vào đơn đặt hàng trực tuyến như các hành thức thanh toán khác. Thay vào đó, khách hàng chỉ cần nhấn chuột vào biểu tượng ví số của mình trên màn hình và phần mềm sẽ tự động điền các thông tin có liên quan đến đặt hàng, vận chuyển. Điều này không chỉ giúp đẩy nhanh quá trình giải quyết đơn đặt hàng mà còn giúp giảm những rủi ro về đánh cắp thông tin hay gian lận mà hình thức thanh toán bằng thẻ tín dụng thường gặp.

Ví số không chỉ đem lại lợi ích cho người mua mà cũn cú cả người bán hàng. Sử dụng ví tiền số hoá sẽ giúp người bán hàng hạ thấp các chi phí giao dịch, tạo cơ hội cho các hoạt động tiếp thị, quảng cáo, duy trì khách hàng cũng như giảm được các trường hợp gian lận.

III. Khảo sát hệ thống PayPal

Giới thiệu chung về PayPal

PayPal thành lập vào năm 1998, Paypal hiện là một công ty con của eBay.com. Paypal cho phép bất cứ một cá nhân nào hay một doanh nghiệp nào có địa chỉ email đều có thể gửi và nhận tiền trên mạng một cách an toàn, dễ dàng và nhanh gọn. Dịch vụ của PayPal xây dựng trên nền tảng tài chính của các tài khoản tại ngân hàng và thẻ tín dụng, sử dụng hệ thống chống gian lận tiên tiến nhất thế giới để tạo ra một dịch vụ thanh toán đảm bảo, an toàn và tiện lợi.

PayPal là cách dễ dàng và an toàn để trả tiền và nhận tiền trực tuyến. Dịch vụ cho phép bất kỳ người nào có thể trả tiền theo cách mà họ thích, bao gồm thông qua thẻ tín dụng, tài khoản ngân hàng, tín dụng của người mua hay số dư tài khoản mà không bị lộ các thông tin tài chính.

Cho dù trong lịch có những thời kỳ paypal gặp phải những gian lận, kiện cáo hay bị hạn chế bởi những quy định của chính phủ nhưng PayPal đã nhanh chóng đẫn đầu trong giải pháp thanh toán trực tuyến với hơn 164 tỷ tài khoản khắp thế giới. Sắn sàng trên 190 thị trường và17 đơn vị tiền tệ khắp thế giới, PayPal có khả năng thương mại toàn cầu bằng cách thanh toán qua các khu vực khác nhau, đơn vị tiền tệ và ngôn ngữ khác nhau.

PayPal đã nhận hơn 20 giải thưởng vì sự phát triển công nghệ internet và thương mại điện tử - gần đây nhất là giải thưởng 2006 Webby Award và 2006 Webby People's Voice Award cho trang dịch vụ tài chính tốt nhất.

Paypal sử dụng các phần mềm mã hoá để cho phép mọi người thực hiện các hoạt động tài chính giữa các máy tính. PayPal là một dịch vụ thanh toán trực tuyến cho phép các cá nhân và doanh nghiệp chuyển tiền điện tử. Chúng ta có thể sử dụng nó để thanh toán đấu giá trực tuyến, mua các vật dụng và các dịch vụ mình mong muốn hay tặng quà trực tuyến. Chúng ta thậm chí có thể sử dụng nó để chuyển tiền mặt cho một ai đó.

Tài khoản PayPal cơ bản là miễn phí. Chúng ta có thể gửi tiền cho ai đó với một địa chỉ Email, cho dù họ có hoặc không có tài khoản PayPal. Họ sẽ nhận được thông báo của PayPal về số tiền này và sau đó họ sẽ vào PayPal để đăng ký tài khoản.

Các khoản tiền được chuyển qua Paypal sẽ được lưu giữ trong tài khoản PayPal cho đến khi chủ nhân của nó rút ra hoặc sử dụng chúng. Nếu một người sử dụng đăng nhập và xác minh thông tin tài khoản ngân hàng thì họ có thể chuyển tiền trực tiếp tới tài khoản của họ (tại ngân hàn). Ngoài ra còn có những hình thức rút tiền từ Paypal sau đây:

Hình 6 : Các hình thức rút tiền từ PayPal

Đặt trụ sở tại San Jose, California, PayPal đã trở thành một bộ phận của tập đoàn eBay Inc. vào tháng 10 năm 2002

Peter Thiel and Max Levchin đã thành lập PayPal vào tháng 12/1998 với tên Confinity. Ý định của công ty là sẽ có một đòng tiền tự do không bị khống chế bởi chính phủ. Tuy nhiên, Sự thành công nhanh chóng của PayPal kéo theo sự chú ý của các harker, các thành phần xấu và các tổ chức tội phạm, những người mà sử dụng các dịch vụ để lừa gạt và chuyển tiền. Các biện pháp bảo mật mới đã được đưa ra để thắt chặt tội phạm và những lời phàn nàn của khách hàng, nhưng chính phủ đã can thiệp vào. Bộ máy điều chỉnh và luật được đưa ra ở một vài bang, bao gồm New York và California, đã phạt PayPal vì một số vi phạm và than tra hoạt động thương của công ty. Một vài bang, như là Louisiana, đã cấm hoàn toàn PayPal trong hoạt động bang của họ. PayPal sau đó mới nhận được giấy phép để hoạt động những nơi này.

Mặc cho những xáo trộn ban đầu, thị trường chung cùa PayPal vẫn tiếp tục phát triển. Đầu tiên PayPal đã mời những thành viên mới $10 để gia nhập, cộng thêm hoa hồng khi giới thiệu bạn bè. Dịch vụ tăng quá nhanh đến nỗi nó sớm trở thành dịch vụ thanh toán trực tuyến mặc định. Những người mua muốn sử dụng nó từ khi có nhiều doanh nghiệp chấp nhận nó, và các doanh nghiệp chấp nhận nó bởi vì có quá nhiều người mua sử dụng nó. PayPal phát triển đầu tiên là nhờ vào những người sử dụng eBay, những người mà sử dụng dịch vụ để trả tiền cho những mặt hàng và chấp nhận thanh toán đấu giá trực tuyến.

PayPal thậm chí đã đối đầu với eBay trong thanh toán trực tuyến, làm chao đảo hệ thống thanh toán Billpoint của eBay nên đến năm 2002, eBay đã mua PayPal. Sau đó eBay tích hợp PayPal vào hệ thống của họ. Những người bán hàng có tài khoản PayPal có thể đặt logo của PayPal trong cuộc đấu giá của họ và người mua có thể đơn giản kích vào logo PayPal khi họ thắng trong phiên đấu giá, để thanh toán ngay lập tức.

Về cơ bản, Paypal không thay đổi cách thức làm việc giữa các doanh nghiệp hay các nhân với ngân hàng hay công ty thẻ tín dụng. Nó hoạt động như là người đứng giữa. Giao dịch thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ được thực hiện trên một mạng khác. Khi các doanh nghiệp chấp nhận sử dụng thẻ, các doanh nghiệp chỉ phải trả một khoản phí trao đổi rất nhỏ.


PayPal có Công nghệ hỗ trợ phía sau (back-end) để xử lý giao dịch chuyển tiền gần như dựa theo các mạng lưới sẵn có của các công ty thẻ tín dụng và giao dịch ngân hàng. Với các giao dịch ngân hàng, PayPal cũng sử dụng mạng lưới thanh toán liên ngân hàng như phần lớn các ngân hàng và sử dụng hệ thống căn bản về thanh toán thẻ tín dụng do các hiệp hội thẻ tín dụng thiết lập. Ông Chunk Geiger (giám đốc công nghệ của Paypal) cho biết "Bí quyết của PayPal là tận dụng những công nghệ thực tiễn nhất, khiến người dùng bị hấp dẫn bởi các chức năng toàn diện từ hệ thống có vẻ tầm thường". "Các ứng dụng với khách hàng chạy trên phần cứng với hệ điều hành Linux, và dữ liệu được lưu trữ toàn bộ trong cơ sở dữ liệu Oracle". Công ty sử dụng hàng trăm máy chủ tại hai trung tâm dữ liệu ở San Jose và Sacramento.

PayPal đã tăng trưởng cực kỳ nhanh chóng, vì vậy đáp ứng được những đòi hỏi về cả phần cứng và nhân lực là một trong những vấn đề thách thức ngay từ khi công ty đi vào hoạt động 4 năm trước đây. Geiger thừa nhận rằng, trang web đã từng có một số vấn đề, vì vậy kiến trúc của trang đã được xây dựng lại để có thể cô lập các lỗi được hiệu quả hơn. Thực ra mà nói, toàn bộ trang của PayPal dựa trên cái mà Geiger miêu tả là "một cơ sở hạ tầng bảo mật hỗn hợp với các tường lửa và các phương pháp mã hóa".

Số lượng nhân viên đông đảo và sự phức tạp về công nghệ của PayPal là nhằm mục đích hạn chế những trò gian lận. Theo ông Geiger, "có thể mặt mạnh nhất trong hệ thống của chúng tôi là khả năng chống gian lận, và tính năng xử lý gian lận tức thời (real-time). Tổng số nhân viên có chức năng hỗ trợ khách hàng, đảm bảo sự tin cậy là trên 800 người mà chỉ tập trung vào việc chống gian lận".

Trong việc thiết lập một hệ thống thanh toán trực tuyến thành công, vấn đề làm sao tạo được các biện pháp bảo mật vững chắc khó khăn hơn nhiều so với việc so với việc làm cho hệ thống đó thuận tiện và dễ dàng cho người dùng.

Từ khi sáp nhập với Ebay, hệ thống thanh toán của PayPal đã xuất hiện trên hơn 70% các trang web bán đấu giá của Ebay. Hiện nay PayPal đang xử lý số tiền thanh toán lên đến 360 USD/giây.

Được dẫn dắt bởi người đồng sáng lập Max Levchin, một nhóm 30 kĩ sư chủ chốt (nhiều người trong số họ vẫn làm việc trong công ty) đã lập trình và bảo trì phần mềm PayPal gốc.

Hiện nay, Levchin đã rời khỏi PayPal nhưng anh đã rất nổi tiếng qua việc phát minh ra các thuật toán bảo mật và chống gian lận giúp công ty vượt qua rất nhiều đối thủ lớn trong thời gian trước khi xảy ra sự suy sụp của phong trào dot.com. Là một người viết mật mã, Levchin vừa tròn 23 tuổi khi đồng sáng lập công ty vào năm 1998 cùng với Peter Thiel, nguyên giám đốc điều hành dịch vụ tài chính.

Công ty chỉ tập trung chủ yếu vào việc làm cho các giao dịch kiểu P2P sử dụng được các mạng lưới giao dịch ngân hàng và thẻ tín dụng điện tử sẵn có, kiểm soát các hiện tượng gian lận. Nhưng điều chủ yếu nhất vẫn là tìm ra một phần mềm căn bản, một tập hợp các thuật toán làm việc thời gian thực để phát hiện nhanh các hiện tượng gian lận trong hệ thống.

Được đặt tên là Igor sau sự kiện tên tội phạm người Nga bị tóm năm 2000 nhờ sự giúp đỡ của PayPal, những thuật toán này là độc quyền của công ty và được viết bằng C++. Chức năng cơ bản của chúng là để kiểm tra tính bất thường ở một loạt các khâu kiểm tra trong một giao dịch. "Bất cứ lúc nào bạn truy nhập vào đây", Geiger nói "Các điểm kiểm tra này sẽ xem bạn là ai, bạn muốn chuyển tiền cho ai và từ đâu. Sau khi đã kiểm tra toàn bộ, phần mềm này sẽ quyết định theo các thuật toán trên xem giao dịch đó có hiện tượng nghi vấn hay không". Quá trình này gần giống với hệ thống kiểm tra gian lận thẻ tín dụng, theo đó so sánh lịch sử mua bán trước đây của khách hàng để nhận dạng một giao dịch thanh toán quá lớn hay một đợt mua sắm nhiều bất thường.

Cũng quan trọng như công nghệ, sự tác động của con người cũng là một vòng bảo vệ thứ hai để hạn chế sự lừa gạt. Bất cứ khi nào phần mềm nghi ngờ có hiện tượng gian lận, nó sẽ chuyển giao dịch đó cho một nhân viên để kiểm tra bằng cách liên lạc trực tiếp với khách hàng. Đây cũng là cái mà Geiger gọi là kiểm soát kiểu "gần như tức thời", điều khiến PayPal phải thuê một số lượng lớn nhân viên được đào tạo chuyên để phát hiện gian lận.

Hiện nay, thách thức trước mắt về công nghệ với PayPal là duy trì vững chắc sự thành công quá nhanh của nó với dịch vụ P2P và những giao dịch nhỏ, để trở thành một giải pháp thanh toán trực tuyến cho các nhà buôn lớn hơn. Bước tiến tiếp theo về công nghệ của PayPal sẽ không hướng tới việc phát triển các tính năng mới trong hệ thống bởi thực ra, sự đơn giản rõ ràng của hệ thống chính là chìa khóa cho sự thành công của PayPal.

Thay vì đó, mục đích tới đây của PayPal là làm thế nào để các nhà buôn lớn tiếp cận với hệ thống thanh toán này. Dự án mới này sẽ nhằm xây dựng một tập hợp hệ giao tiếp lập trình ứng dụng (API) của PayPal để các đối tác có thể viết chương trình và thiết kế trang Web có tương tác với dữ liệu của PayPal thông qua XML. Việc cho phép bên thứ ba tích hợp các site của họ với hệ thống của PayPal là một phần trong chiến lược quan trọng của công ty, nhằm để thu hút các tên tuổi lớn sử dụng PayPal làm hệ thống thanh toán của mình.

Nhân tố hỗ trợ phía sau thành công của PayPal thực ra chỉ là một công thức đơn giản: hãy để các khách hàng nặng túi (nhà buôn) trả tiền cho dịch vụ, còn tất cả mọi người thì sử dụng dịch vụ miễn phí, như vậy những khách hàng miễn phí đó sẽ làm công việc marketing theo kiểu dây chuyền cho những người mua hàng cùng đăng ký sử dụng PayPal.

Hoạt động của PayPal

PayPal thực hiện mọi giao dịch qua các tài khoản PayPal


Hình 7 : Mô hình hoạt động chung của hệ thống PayPal

Các hoạt động kinh doanh chính của PayPal là :

- Dịch vụ giao dịch thương mại điện tử cho các doanh nghiệp và cá nhân.

- Cung cấp dịch vụ tạo website thanh toán quốc tế nhanh gọn, dễ dàng; các mảng quảng cáo chuyên biệt, các hạng mục bán đấu giá và tạo email ở tất cả mọi nơi mà khách hàng muốn thực hiện giao dịch qua mạng. Người sử dụng dịch vụ của Paypal có thể:

+ Chấp nhận thẻ tín dụng hay tài khoản ngân hàng cho một hoặc nhiều lần giao dịch.

+ Bán các sản phẩm của mình cho khách hàng khác của Paypal ở 45 quốc gia.

+ Thu nhận hoặc trả tiền thừa.

+ Nhận hoa hồng

+ Thường xuyên nhận được thông báo số dư nợ mỗi khi giao dịch.

- Dịch vụ đấu giá trực tuyến: Đây là một công cụ cho người bán có thể rút ngắn các công đoạn giao dịch và giảm thời gian cho các thủ tục hành chính.

Dịch vụ này có thể

+ Đính nhãn mác Paypal lên bất kì sản phẩm đấu giá nào một cách tự động.

+ Liên tục thông báo người trúng thầu.

- Dịch vụ gửi tiền cho người khác: Không cần đến séc, tem, phong bì khi gửi tiền cho bạn bè và người thân. Với Paypal, bạn có thể:

+ Gửi tiền qua mạng từ một tài khoản ngân hàng hay thẻ tín dụng

+ Đổi tiền từ người khác hay một công ty

+ Sử dụng thẻ mua sắm an toàn và nhanh gọn qua mạng.

PayPal có hai loại 3 loại tài khoản Personal, Premier và Business. Về cơ bản Premier và Business có những đặc điểm giống nhau nên được xếp so sánh cùng nhau.

Cụ thể các dịch vụ và mức phí đối với mỗi loại tài khoản như sau :


Tài khoản Personal

Tài khoản Premier hay Business

Mở tài khoản

Miễn phí

Miễn phí

Gửi tiền

Miễn phí

Miễn phí

Rút tiền

Miễn phí cho các ngân hàng ở Mỹ

Miễn phí cho các ngân hàng ở Mỹ




Nhận tiền thanh toán qua PayPal bằng PayPal Balance, PayPal Instant Transfer Hay PayPal eCheck

Miễn phí

2.4% tới 3.4% + $0.30 USD

Nhận tiền thanh toán bằng thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ hay tín dụng người mua

5.4% + $0.30 USD

2.4% to 3.4% + $0.30 USD

Hình 8 : Bảng so sánh các tài khoản PayPal

Sau khi đã có một tài khoản PayPal chúng ta có thể thực hiện chuyển tiền từ nhiều nguồn tới nhiều đích khác nhau mà không bị lộ thông tin tài chính.

Hình 9 : Sơ đồ nguồn và đích giao dịch của Paypal

Quy trình thực hiện giao dịch chuyển tiền qua PayPal được minh họa :

Hình 10 : Sơ đồ quy trình chuyển tiền qua hệ thống PayPal

Với PayPal, chúng ta có thể gửi và nhận những khỏan chi trả thông qua Internet. Sau khi bạn đã có tài khoản ở PayPal, chúng ta có thể gửi tiền đến bất cứ ai với 1 địa chỉ email sử dụng tiền từ tài khoản PayPal. Khi đó, người nhận sẽ được thông báo bằng email về khoản tiền đó.

3.3.2.1 Đăng ký tài khoản

Để thực hiện giao dịch. Đầu tiên chúng ta cần đăng ký một tài khoản ở PayPal. Quá trình đăng ký có thể phân tích thành 4 bước đơn giản :

Bước 1 : Nhấn vào link "Sign up" nằm ở đầu của bất kỳ trang PayPal nào.

Bước 2 : Chọn kiểu tài khoản. Chúng ta có thể chọn một trong ba kiểu tài khoản

Hình 11 : Các kiểu tài khoản PayPal

Bước 3 : Nhập các thông tin vào Form đăng ký


Hình 12 : Thông tin đăng ký tài khoản

Sau khi gửi thông tin sẽ nhận được thông báo :

Hình 13 : Thông báo xác nhận

Bước 4 : Check mail và xác nhận thông tin

Sau khi đăng ký sẽ nhận được mail xác nhận :

Hình 14 : Mail xác nhận

Sau khi xác nhận (active) sẽ nhận được thông báo như sau :

Hình 15 : Thông báo đã xác nhận

3.3.2.2 Đăng nhập và thực hiện các giao dịch

Sau khi đăng nhập bạn sẽ vào giao diện chính của PayPal để thay đổi một số thông tin cũng như thực hiện các giao dịch.

Hình 16 : Giao diện chính sau khi đăng nhập

Phần thực hiện các giao dịch nhóm em sẽ trình bày kỹ hơn trong Demo.