Tổng lượt truy cập

Sunday, March 27, 2011

VLAN trunking: ISL và 802.1Q

Cấu hình VTP

VTP gửi cập nhật ra tất cả các kết nối trunk (ISL hay Dot1q). Tuy nhiên, nếu theo chế độ mặc định, các switch sẽ trong chế độ server. Nếu không có VTP domain name được cấu hình, switch sẽ không gửi ra các VTP updates. Trước khi một switch có thể học thông tin VLAN từ các switch khác, ít nhất một switch phải là VTP server với cấu hình tối thiểu, đặc biệt là phải có domain name.

Các vlan bình thường và vlan mở rộng

Một vài vlan được xem là bình thường, trong khi một vài vlan khác được xem là vlan mở rộng. Các vlan được xem là bình thường nếu số vlan nằm trong khoảng từ 1 cho đến 1005 và có thể được quảng bá thông qua VTP phiên bản 1 và 2. Các vlan này có thể được cấu hình trong chế độ vlan và được lưu trữ trong file vlan.dat chứa trong flash. Các vlan mở rộng sẽ trong tầm từ 1006 cho đến 4094. Tuy nhiên các vlan này không thể được cấu hình trong chế độ vlan database và không được lưu trong vlan.dat hay không được quảng cáo thông qua VTP. Để cấu hình vlan mở rộng này, switch phải ở trong chế độ transparent. Cả hai loại giao thức trunk ISL và dot1q đều hỗ trợ dãy vlan mở rộng. Ban đầu, ISL chỉ hỗ trợ các vlan bình thường, dùng 10 đến 15 bit trong ISL header để chỉ ra vlan. Giao thức 802.1Q dùng 12 bit để chỉ ra thông tin vlan, vì vậy hỗ trợ các vlan mở rộng. Sau đó, Cisco điều chỉnh lại giao thức ISL dùng 12 bit để mang thông tin vlan, vì vậy ISL cũng đã hỗ trợ các vlan mở rộng

Lưu trữ cấu hình VLAN

Các switch Catalyst IOS lưu thông tin VLAN và VTP ở một trong hai nơi; hoặc là trong flash gọi là vlan.dat hoặc trong running-config. Hệ điều hành IOS sẽ chọn vị trí của thông tin cấu hình dựa trên thông tin là switch được cấu hình trong chế độ server hay là transparent và một phần dựa vào thông tin là các vlan là bình thường hay là mở rộng. Bảng dưới đây sẽ mô tả các chế độ cấu hình được dùng để cấu hình vlan, chế độ VTP và dãy vlan.

Chức năng


Khi switch khởi động lại, nếu chế độ VTP hoặc domain name trong file vlan.dat và file config là khác nhau, thông tin trong file vlan.dat sẽ được dùng. Đặc biệt, nếu bạn xóa file startup-config và khởi động lại switch, thực sự bạn không xóa các thông tin vlan. Để thực sự xóa vlan và cấu hình VTP, bạn phải dùng câu lệnh delete flash:vlan.dat. Trong trường hợp ta dùng nhiều VTP server, nếu ta xóa file vlan.dat trên một switch và khởi động lại nó ngay khi switch khởi động xong và hình thành kết nối trunk, switch sẽ học lại thông tin vlan cũ thông qua các gói tin cập nhật VTP từ các VTP server khác.

VLAN trunking: ISL và 802.1Q

Kết nối vlan trunking cho phép switch, routers và ngay cả PC với các card mạng phù hợp gửi traffic cho nhiều vlan trên một kết nối đơn duy nhất. Để có thể xác định được một frame thuộc về vlan nào, thiết bị một bên kết nối trunk sẽ thêm vào header ban đầu của Ethernet. Phần thêm vào này sẽ chứa VLAN ID của vlan. Nếu hai thiết bị cấu hình trunking, cả hai đầu phải thống nhất với nhau là dùng ISL hay dot1q.

Sự khác nhau giữa hai giao thức được thống kê ở bảng sau:

ISL và 802.1q khác nhau ở cách mà các giao thức này thêm header vào frame trước khi gửi nó ra kết nối trunk. ISL thêm vào 26bytes header và bốn bytes trailer mới (để cho phép chưa giá trị FCS mới). Quá trình đóng gói header này dùng địa chỉ nguồn là địa chỉ của thiết bị thực hiện quá trình trunking thay thế cho địa chỉ nguồn của frame ban đầu. ISL dùng địa chỉ đích là địa chỉ multicast 0100.0C00.0000 hoặc 0300.0C00.0000.

Kiểu trunk 802.1Q chèn vào 4 bytes header ngay phía sau phần địa chỉ nguồn, được gọi là tag. Các địa chỉ ban đầu của frame không bị ảnh hưởng. Thông thường, một card mạng Ethernet sẽ tìm thấy một trong hai trường Ethernet Type hoặc 802.3 ngay phía sau phần địa chỉ nguồn. Với dạng tagging 802.1Q, hai bytes đầu tiên trong phần địa chỉ chứa một giá trị là 0×8100, có ý nghĩa là chỉ ra frame bao gồm hearder của trunking 802.1Q. Bởi vì 802.1Q không thực sự đóng gói frame, giao thức này thường được gọi là frame tagging.

Đặc điểm native vlan (Theo mình được biết traffic lưu thông trên đường trunk có 2 loại:một loại có tag và một loại không có tag (untagged traffic)
Trong đó untagged traffic sẽ thuộc native vlan (mặc định native vlan sẽ là vlan 1)
Lý do ra đời của native vlan là để switch cisco tương thích ngược với các switch và các thiết bị cũ thông thường(switch thông thường không có vlan,traffic của nó được liệt kê vào loại untagged đối với switch cisco)
Muốn đổi native vlan thì mình vào port trunk gõ lệnh Switch(config-if)#switchport trunk native vlan 5 .Tất nhiên trước đó phải cấu hình cho port muốn đổi là port trunk bằng lệnh Switch(config-if)#switchport mode trunk
- 802.1q là chuẩn chung
- ISL là chuẩn của Cisco (chỉ xài được trên Switch của Cisco)

Trong các Switch 2950, 2960 không còn sử dụng ISL nữa mà chỉ có dot1q thôi.Nhưng trên Switch 3550 và 3560 thì vẫn có cả ISL và Dot1q) cho phép một switch cố gắng dùng 802.1q trunking trên một interface, nhưng nếu đầu thiết bị còn lại không hỗ trợ trunking, traffic của native vlan vẫn có thể được gởi trên kết nối. Mặc định, native vlan là vlan 1.